Phát triển mạnh mẽ phong trào xã hội hoá các hoạt động văn hoá xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói pot (Trang 79 - 87)

Xã hội hoá các hoạt động văn hoá - xã hội là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi

của nhân dân, toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp văn hoá - xã hội, nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao và sự phát triển về thể chất, tinh thần của nhân dân. Yêu cầu chung của xã hội hoá là phải đa dạng hố được các hình thức hoạt động để khai thác tiềm năng và nguồn lực trong xã hội; thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, đồng bộ có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển toàn diện đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Các hoạt động xã hội hoá do tập thể hoặc cá nhân thực hiện phải nằm trong khn khổ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; mở rộng các cơ hội cho các tầng lớp nhân dân chủ động và bình đẳng tham gia. Xã hội hố khơng có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm của Nhà nước, giảm bớt phần ngân sách của Nhà nước mà thực chất là Nhà nước phải thường xuyên tạo thêm nguồn thu để từng bước tăng tỷ lệ chi ngân sách cho các hoạt động này, đồng thời

tăng cường quản lý tốt hơn để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí được cấp. Thực hiện xã hội hoá các hoạt động văn hoá - xã hội, cũng là một trong những giải pháp để thực hiện chính sách công bằng xã hội, tạo điều kiện cho toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được hưởng thụ tốt hơn thành quả giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục - thể thao...ở mức độ ngày càng cao hơn.

- Về giáo dục - đào tạo: Thực hiện xã hội hố đi đơi với nâng cao quản lý Nhà nước.

Huy động tổng hợp các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Ngân sách Nhà nước ưu tiên đầu tư những nhiệm vụ trọng điểm, vùng khó khăn...Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Khuyến khích các ngành, địa phương, tổ chức kinh tế, xã hội và người sử dụng lao động tham gia xây dựng trường, hỗ trợ kinh phí cho người ở cơ quan, đơn vị mình đi học. Xây dựng quy chế, quy định về huy động, sử dụng các nguồn đóng góp của nhân dân, của cộng đồng để xây dựng trường học và các mục tiêu khác cho phát triển giáo dục - đào tạo. Khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục - đào tạo và dạy nghề ngồi cơng lập. Nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục từ xa, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng. Quan tâm đào tạo nghề cho lực lượng lao động ở nông thôn theo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt huyện quan tâm hơn nữa đến tình trạng học sinh bỏ học bằng các giải pháp thiết thực:

- Thực hiện tốt công tác nắm tình hình, sớm phát hiện học sinh có nguy cơ bỏ học, xác định nguyên nhân để theo dõi, giúp đỡ kịp thời bằng nhiều biện pháp từ phía đại diện cha mẹ học sinh, thầy cơ giáo và bạn bè trong lớp. Giới thiệu để Hội khuyến học, các tổ chức đoàn thể tham gia hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho những học sinh này.

- Động viên, hướng dẫn cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học tập của con em bằng nhiều hình thức như: tình hình học tập, đạo đức của con em mình để phối hợp giáo dục, biết tình hình hoạt động và khó khăn của nhà trường để tham gia hỗ trợ, biết những chủ trương, chính sách về cơng tác giáo dục và đào tạo để cùng thực hiện.

- Thực hiện đồng bộ các chính sách xã hội, chương trình XĐGN, giải quyết việc làm, hỗ trợ sản xuất, giúp người dân ổn định, nâng cao cuộc sống. Gắn nghĩa vụ học tập với quyền lợi của người dân, khi thực hiện chính sách xã hội có xem xét việc thực hiện nghĩa vụ học tập của từng gia đình.

- Thực hiện phương châm phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa học sinh bỏ học là chính. Cần theo dõi chặt chẽ học

sinh có nguy cơ bỏ học, tạo điều kiện thuận lợi nhất để học sinh được tiếp tục đi học, đồng thời vận động ngay khi học sinh mới nghỉ học bằng các hình thức thích hợp.

- Về y tế: Nhà nước phải tiếp tục tăng đầu tư ngân sách cho y tế; trong đó ưu tiên bảo

đảm kinh phí hoạt động cho y tế cộng đồng, chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng chính sách, người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa. Hỗ trợ đào tạo cán bộ y tế cơ sở và vùng biên giới. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hoạt động từ thiện, hỗ trợ trang thiết bị y tế và khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn. Củng cố và mở rộng hoạt động bảo hiểm y tế theo hướng đa dạng các loại hình bảo hiểm; Từng bước thực hiện người đóng bảo hiểm y tế có quyền được lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh phù hợp. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, vùng có nhiều khó khăn. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động y tế nhất là các cơ sở y tế tư nhân, kinh doanh thuốc, dược liệu...

- Đẩy mạnh việc hoàn thành mục tiêu phát triển bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2010: Trong thực hiện phải có sự hợp tác nhiệt tình và sự phối hợp nhịp nhàng của cả hệ

thống chính trị, các ngành cần có các chương trình hành động cụ thể nhằm có biện pháp hồn thành bảo hiểm y tế tồn dân. Tăng cường cơng tác tun truyền rộng rãi trong nhân dân hiểu được ý nghĩa và lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế toàn dân. Phát triển mạng lưới đại lý thu bảo hiểm y tế tự nguyện, mỗi ấp có ít nhất một cán bộ làm đại lý thu Bảo hiểm y tế tự nguyện. Nâng cao chất lượng chun mơn, phục vụ tận tình cho người dân, chun mơn hóa cán bộ đại lý, cập nhật kịp thời kiến thức về chính sách bảo hiểm y tế để có thể giải đáp thắc mắc của người dân khi cần.

- Như trong chương 2 đã đề cập một trong những nguyên nhân của hộ nghèo là do đơng con, thiếu lao động. Do đó việc tun truyền vận động người dân ở nông thôn, biên giới nên sinh từ 1 đến 2 con để có điều kiện chăm sóc con tốt hơn. Mặc khác cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và thực hiện có hiệu quả chương trình dân số kế hoạch hố gia đình, bảo vệ tốt sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, giảm nhịp độ tăng dân số tự nhiên ở các vùng nơng thơn. Đây là giải pháp góp phần cho cơng tác XĐGN mang tính bền vững.

Nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ cơ sở: Đây là nhân tố quan trọng để chuyển

tải đúng những thơng tin, chủ trương, chính sách, pháp luật và những ưu đãi của Đảng và Nhà nước đến tận người dân, tránh được tình trạng hiểu sai, gây thắc mắc, khiếu kiện hoặc thực hiện sai. Mặt khác cán bộ cơ sở là những người trực tiếp theo dõi, tổ chức quản lý và

thực hiện các kế hoạch, dự án ở cơ sở. Mục tiêu của kế hoạch, dự án được thực hiện thành công hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và năng lực của chính đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện. Kinh nghiệm nhiều nơi cho thấy, việc nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ cơ sở sẽ thu được kết quả tốt hơn khi triển khai thực hiện các kế hoạch và dự án XĐGN ở cơ sở.

Trong những năm vừa qua, huyện Tân Châu cũng đã quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ cấp xã, ấp và những cán bộ làm công tác XĐGN trong tồn huyện, nhưng nhìn chung trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở cịn rất yếu. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở để góp phần XĐGN là yêu cầu rất bức thiết hiện nay ở Tân Châu. Cần tổ chức đào tạo đồng bộ có hệ thống cho đội ngũ cán bộ này cả về chính trị, chun mơn, kiến thức về pháp luật, quản lý kinh tế, đạo đức người cán bộ và cả lịng nhiệt tình, tâm huyết nghề nghiệp. Hướng ưu tiên đào tạo về trình độ chun mơn của đối tượng này là tập trung đạo tạo kiến thức về sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản; quản lý kinh tế, những kiến thức quản lý xã hội, quản lý hành chính.

Thơng qua các chương trình, dự án đào tạo tổ chức nhiều hơn nữa các lớp tập huấn cho cán bộ xã, ấp về các hình thức trợ giúp hộ nghèo. Kế hoạch đào tạo phải gắn với bố trí sử dụng cán bộ hợp lý; ưu tiên đào tạo và sử dụng người tại chỗ để cán bộ này trực tiếp về làm việc tại cộng đồng. Kế hoạch đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ phải bảo đảm các xã vùng khó khăn sớm có khả năng làm được chủ đầu tư và quản lý có hiệu quả các cơng trình, dự án phân cấp cho cấp xã.

Khẩn trương hoàn thiện và tổ chức thực hiện đề án tăng cường cán bộ cho các xã nghèo. Trước mắt chọn một số cán bộ có trình độ, năng lực, có lịng nhiệt tình bố trí tăng cường cho các xã Phú Lộc (xã thuộc chương trình 135). Có chính sách khuyến khích để cán bộ, cơng chức tích cực tự học tập, nâng cao trình độ năng lực làm việc, ưu tiên tuyển dụng đối với các sinh viên tốt nghiệp loại giỏi tại các trường đại học, cao đẳng về nhận cơng tác tại huyện; chính sách hỗ trợ cán bộ cơng tác ở vùng khó khăn.

Phịng chống tệ nạn xã hội: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật Nhà nước về phòng chống các tệ nạn xã hội ở cộng đồng, đưa các nội dung giáo dục phòng chống mại dâm, ma túy vào các chương trình chính khóa và ngoại khóa trong nhà trường nhằm nâng cao nhận thức trong học sinh.

Tăng cường quản lý địa bàn, không để vụ việc phát sinh, không để gia tăng đối tượng mới, tổ chức ký cam kết, xây dựng hương ước, quản lý chặt chẽ tạm trú, tạm vắng; đẩy mạnh công tác kiểm tra ngăn chặn kịp thời tệ nạn mại dâm trong các cơ sở kinh doanh, dịch vụ nhạy cảm.

Triển khai đồng bộ các biện pháp phịng ngừa tội phạm bn bán phụ nữ và trẻ em vì mục đích mại dâm tại gia đình, cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức. Kết hợp truy quét, triệt phá, xử lý nghiêm đường dây hoạt động mại dâm, buôn bán phụ nữ trẻ em.

Gắn kết công tác hỗ trợ giáo dục, tạo việc làm, giúp tái hòa nhập cộng đồng cho các đối tượng mại dâm hoàn lương, các đối tượng phụ nữ và trẻ em bị buôn bán từ các chương trình XĐGN, chương trình quốc gia giải quyết việc làm, dạy nghề và các chương trình dự án nhân đạo khác.

Có biện pháp quản lý các đối tượng đã đi cai nghiện tại các Trung tâm cai nghiện về địa phương nhằm hạn chế tình trạng tái nghiện, thực hiện các biện pháp quản lý sau cai như: dạy nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ vốn nhằm giảm tỷ lệ tái nghiện…

Tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt là hợp tác với Campuchia trong cơng tác phịng chống mại dâm và phịng chống tội phạm bn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới.

Thực hiện bảo trợ xã hội: Thực hiện tốt chương trình, các dự án xã hội: Ngăn chặn và giải

quyết tình trạng trẻ em lao động nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm; ngăn chặn và giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục; Tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em bị lường gạt buôn bán qua biên giới…

Đẩy mạnh huy động nguồn lực trong cộng đồng, xã hội và bù đắp thêm ngân sách trong việc cứu trợ đột xuất, hỗ trợ nhà ở cho đối tượng xã hội.

Tăng cường xã hội hóa cơng tác bảo trợ xã hội, nhất là thực hiện xã hội hóa trong việc ni dưỡng đối tượng tại các Trung tâm có cơ chế hỗ trợ của Nhà nước theo qui định mới. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục tạo lòng tin và ý chí vươn lên trong đối tượng xã hội, kết hợp các biện pháp hỗ trợ cụ thể như: dạy nghề, hỗ trợ vốn, tạo việc làm…

Tranh thủ nguồn tài trợ quốc tế thực hiện các dự án nhân đạo nhằm tăng thêm nguồn lực trong công tác bảo trợ xã hội (phẫu thuật chỉnh hình, cấp xe lăn cho người tàn tật và chương trình chăm sóc trẻ có hồn cảnh đặc biệt khó khăn).

Chủ động có kế hoạch và tổ chức cứu trợ kịp thời cho nhân dân bị rủi ro, thiên tai, hỏa hoạn. Thường xuyên theo dõi sát tình hình, nắm kịp thời các hộ cần cứu trợ. Huy động

mọi nguồn lực để tổ chức ngăn chặn và làm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản, ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân. Đồng thời đẩy mạnh phong trào nhà tình thương, đồng thời tranh thủ nguồn tài trợ nhằm thực hiện xóa dần nhà tre lá, tạm bợ cho người nghèo.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm tạo cơ hội cho người nghèo thốt khỏi cảnh nghèo khó, hịa nhập cộng đồng, cùng cộng đồng tham gia xây dựng xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh. Chính phủ đã đầu tư ngày càng nhiều hơn cho chương trình XĐGN, hỗ trợ ngày càng thiết thực và có hiệu quả hơn về mọi mặt cho các xã đặc biệt khó khăn. Với quan điểm những vấn đề xã hội được giải quyết bằng các phương thức xã hội. Việc xây dựng và triển khai chương trình XĐGN với nhiều biện pháp sáng tạo nhằm giúp đỡ hộ nghèo, xã nghèo thốt khỏi khó khăn như: cho hộ nghèo vay vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách - xã hội, tập huấn kiến thức, hướng dẫn kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cho hộ nghèo, khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, miễn giảm học phí cho con hộ nghèo, đào tạo nghề... đã góp phần hỗ trợ hộ nghèo, xã nghèo sớm thốt khỏi cuộc sống khó khăn, nhanh chóng hịa nhập cộng đồng.

XĐGN khơng chỉ có nội dung kinh tế mà cần thực thi bằng các nhóm giải pháp kinh tế và cịn chứa đựng trong đó sự phong phú của các vấn đề xã hội, tính nhân văn và văn hoá sâu sắc. Để giải quyết một cách thực chất và bền vững vấn đề này cần áp dụng đồng bộ và có hệ thống các giải pháp kinh tế gắn liền với giải pháp xã hội. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lồng ghép các chương trình, giải pháp XĐGN ở nước ta hiện nay.

Mặc khác, XĐGN là mục tiêu quan trọng của phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với XĐGN, đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

Thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện Tân Châu đến cuối năm 2010 xuống dưới 3%. Trong những năm qua, các cấp, các ngành đã nỗ lực với nhiều giải pháp, triển khai thực hiện nhiều chương trình lồng ghép về phát triển kinh tế - xã hội với chương trình XĐGN của huyện góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra.

Trong 05 năm (từ 2001 - 2005), tổng nguồn kinh phí thực hiện Chương trình XĐGN - việc làm là 68.614 triệu đồng, gồm các nguồn kinh phí của trung ương, địa phương, huy

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói pot (Trang 79 - 87)