Nhân tố thuộc đường lối, chính sách Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói pot (Trang 32 - 34)

Trong quá trình phát triển, vùng miền núi, đồng bào dân tộc dân trí cịn thấp, tập quán canh tác và tập tục lạc hậu, nhận thức còn nhiều hạn chế, việc tiếp cận thơng tin cịn nhiều khó khăn, các tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng, cùng với mặt trái của cơ chế thị trường làm gay gắt thêm sự phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nơng thôn, giữa các vùng và tầng lớp dân cư. Bên cạnh đó cịn một bộ phận người nghèo chưa tiếp cận được chính sách, giải pháp trợ giúp của Nhà nước, chưa thật sự quyết tâm vươn lên, vượt qua ngưỡng nghèo đói. Giảm nghèo chưa gắn chặt với phát triển cộng đồng và phát triển nông thôn. Đầu tư cho XĐGN chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế (cả vốn tín dụng và đầu tư từ ngân sách Nhà nước). Nguồn lực dành cho Chương trình cịn rất hạn chế, chưa cân đối với mục tiêu đề ra và bảo đảm tiến độ thực hiện.

Một số cơ chế chính sách giảm nghèo chưa đồng bộ, cụ thể, một số chính sách chưa đến được một bộ phận người nghèo; việc điều hành kế hoạch và lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội với giảm nghèo còn lúng túng và một số nơi còn kém hiệu quả. Ở một số địa phương, cơ sở, kết quả giảm nghèo còn có biểu hiện áp đặt từ trên xuống. Chính sách, giải pháp hỗ trợ trực tiếp người nghèo vẫn là chính nên chỉ thích hợp trong ngắn hạn, trước mắt, hiệu quả lâu dài còn hạn chế và thiếu bền vững. Cơ chế hỗ trợ người nghèo chưa hướng vào nâng cao nhận thức, năng lực và tính làm chủ, người nghèo chưa thật sự tham gia được vào thị trường để phát triển kinh tế với vai trò là người làm chủ. Người dân

còn nặng tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào cấp trên, vào Nhà nước, chưa phát huy tính chủ động, tự lực của địa phương, cơ sở và của chính người nghèo để tự vươn lên. Nhận thức về trách nhiệm đối với công tác giảm nghèo ở một số địa phương, cơ sở còn chậm và chưa rõ, gây nên tình trạng khơng có cán bộ am hiểu, nhiệt huyết với công tác giảm nghèo. Đầu tư cho đào tạo cán bộ làm công tác giảm nghèo cịn rất hạn chế dẫn đến tình trạng cán bộ làm cơng tác giảm nghèo, nhất là ở cơ sở vừa thiếu vừa yếu [9].

Về nhận thức một bộ phận nhỏ người nghèo, xã nghèo vẫn cịn tư tưởng ỷ lại, trơng chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động tự vươn lên thoát nghèo. Do quá coi trọng về thành tích, ở một số địa phương đã khống chế tỷ lệ nghèo thấp hơn so với thực tế, dẫn đến một bộ phận người nghèo chưa tiếp cận được các chính sách của chương trình XĐGN, gây ra những hiểu biết sai lệch về chính sách của Nhà nước.

Chương trình chưa bao phủ hết số hộ thực sự nghèo: do chuẩn nghèo giai đoạn 2001 - 2005 qui định cịn thấp, vì nguồn lực của Nhà nước cịn khó khăn; bên cạnh đó, việc xác định đối tượng ở một số địa phương thiếu chính xác dẫn đến một bộ phận người nghèo không tiếp cận các chính sách, dự án của chương trình, trong khi một bộ phận không nghèo lại được tiếp cận.

Nguồn lực huy động cho chương trình cịn hạn chế, chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra.

Ở khía cạnh nào đó, một số cơ chế, chính sách hỗ trợ chưa thật sự phù hợp với người nghèo, xã nghèo và tổ chức thực hiện chưa tốt ở cấp cơ sở cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình.

Việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện không đồng đều ở các địa phương cả khu vực thành thị và nông thôn, đội ngũ cán bộ XĐGN vừa thiếu về số lượng vừa yếu về năng lực.

Theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình chưa được tổ chức một cách có hệ thống và đồng bộ.

Khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa nhóm giàu và nhóm nghèo, giữa thành thị và nơng thơn, giữa các vùng kinh tế có xu huớng tiếp tục gia tăng.

Khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống có xu hướng gia tăng. Chênh lệch về thu nhập giữa 20% nhóm giàu và 20% nhóm nghèo từ 4,3 lần năm 1993 lên 8,14 lần năm 2002; Khoảng cách chênh lệch giữa 10% nhóm giàu nhất và 10% nhóm nghèo nhất từ 12,5 lần năm 2002 tăng lên 13,5 lần năm 2004 [2].

Độ sâu của nghèo đói cịn khá cao, thu nhập bình qn của nhóm hộ nghèo ở nơng thơn theo chuẩn mới cịn thiếu hụt khoảng 0,3 (chỉ số này biến động từ 0 đến 1, mức độ thiếu hụt càng lớn, mức độ nghèo càng gay gắt).

Hệ số chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và đô thị từ 5- 7 lần.

Thu nhập giữa thành thị và nông thôn cách nhau 5,2 lần; Chi tiêu gấp nhau 2,3 lần (2002).

Tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm do tác động của tăng trưởng kinh tế đến giảm nghèo có thể giảm với nhiều nguyên nhân khác nhau (tác động của hội nhập, thiên tai, rủi ro; các chính sách kinh tế vĩ mơ; các chính sách có tác động mạnh đến giảm nghèo trong giai đoạn trước đây như chính sách khốn 100; chính sách giao đất giao rừng, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ …đã phát huy tác dụng ở mức cao, giai đoạn tới sẽ khó phát huy hơn được).

Hộ nghèo có xu hướng tập trung rõ rệt hơn ở một số vùng địa lý (vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, vùng bãi ngang ven biển) và một số nhóm đối tượng (dân tộc thiểu số). Tỷ lệ người nghèo là người dân tộc thiểu số còn cao, khoảng 36% trong tổng số người nghèo. Ngồi ra, đã xuất hiện một số nhóm đối tượng nghèo mới ở vùng đơ thị hóa do chuyển đổi mục đích sử dụng đất; dân nhập cư, số lao động nhập cư đang phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn lao động sở tại và phải chấp nhận mức thu nhập thấp hơn.

Nguy cơ tái nghèo có thể tăng do thiên tai, dịch bệnh, biến động giá cả, tác động của hội nhập (WTO) và phát triển kinh tế thị trường; Cơ hội của người nghèo về việc làm ngày càng khó khăn hơn do đổi mới khoa học, cơng nghệ, biến động về đầu tư phát triển kinh tế giữa các vùng không đồng đều.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói pot (Trang 32 - 34)