Những bài học rút ra cho cơng tác xố đói giảm nghèo của huyện Tân Châu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói pot (Trang 38 - 40)

Châu

Qua phân tích một số kinh nghiệm giải quyết vấn đề XĐGN của một số địa phương trong và ngồi tỉnh, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Tân Châu như sau:

Thứ nhất, nơi nào có sự quan tâm thường xuyên của cấp ủy và chính quyền thì cơng

tác phối hợp giữa các ngành tương đối chặt chẽ cộng với nỗ lực và quyết tâm của chính hộ nghèo thì nơi đó thực hiện giảm nghèo đạt hiệu quả khá tốt. Trong thực hiện công tác giảm nghèo cấp xã - thị trấn là trực tiếp, chủ yếu mà hộ nghèo là trung tâm. Kết quả thực hiện phần lớn phụ thuộc vào công tác phối hợp giữa các ngành cấp huyện, cấp xã - thị trấn, ý thức tự vươn lên của hộ nghèo thì kết quả giảm nghèo sẽ ổn định và bền vững.

Thứ hai, phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nhằm làm chuyển biến nhận

giảm nghèo để động viên toàn xã hội chăm lo cho người nghèo. Nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc chăm lo, hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, huy động cộng đồng tham gia chia sẻ trách nhiệm cùng thực hiện mục tiêu giảm nghèo trong đó cần làm chuyển biến nhận thức của hộ nghèo, không ỷ lại trông chờ vào Nhà nước, xây dựng ý thức tự lực phấn đấu vươn lên thốt nghèo là chính. Tập trung tun truyền vận động người nghèo học nghề, chủ động tạo việc làm, tích cực tham gia xuất khẩu lao động.

Thứ ba, huyện phải có chính sách phân cấp quản lý hộ nghèo cho xã - thị trấn trong

việc phân loại, rà soát hộ nghèo sát với thực tế, để nâng cao vai trò quản lý và lập kế hoạch giảm nghèo cụ thể, rõ ràng và có tính khả thi đối với từng địa phương, phù hợp với từng nhóm đối tượng (chẳng hạn, nhóm hộ nghèo do thiếu vốn sản xuất thì phải có chính sách hỗ trợ tín dụng thích hợp, nhóm thiếu kinh nghiệm và tay nghề thì hỗ trợ đào tạo nghề…) theo nguyên tắc “cho cần câu còn hơn cho xâu cá”. Đồng thời phải xác định cấp cơ sở tại chỗ là trực tiếp chủ yếu trong việc thực hiện chương trình giảm nghèo, phân cấp phải đi đôi với nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, thực hiện dân chủ cơ sở và tăng cường sự tham gia giám sát của người dân.

Thứ tư, huyện phải huy động nhiều nguồn lực, cần tranh thủ tối đa và lồng ghép

nguồn lực từ các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội trong và ngồi nước cho chương trình giảm nghèo. Đặc biệt là các nguồn đầu tư phải có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến người nghèo, xã nghèo, trong đó ưu tiên cho hộ nghèo chính sách, hộ nghèo dân tộc, phụ nữ nghèo, các xã điều kiện phát triển cịn khó khăn.

Thứ năm, thực hiện tốt cơng tác nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo

các cấp, nhất là cán bộ xã - thị trấn, kể cả cán bộ đoàn thể. Tổ chức tập huấn, hội thảo, tham quan học tập kinh nghiệm giảm nghèo… trong tập huấn chú trọng nhận thức, kỹ năng triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn, kỹ năng thực hành như tuyên truyền vận động, xây dựng kế hoạch dự án giảm nghèo, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hộ nghèo…

Thứ sáu, thực hiện dự án với phương pháp có sự tham gia của người nghèo và cộng

đồng xã hội, từ đó phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực sẵn có, để thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu đạt kết quả cao. Đồng thời xây dựng, nhân rộng các nhân tố và mơ hình giảm nghèo hiệu quả, qua đó rút kinh nghiệm từng loại hình để phổ biến, nhưng phải chú trọng đến mức độ người nghèo tham gia như thế nào để có các hướng dẫn cho phù hợp.

Chương 2

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói pot (Trang 38 - 40)