Những hạn chế của công tác xóa đói giảm nghèo ở Tân Châu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói pot (Trang 54 - 57)

Hoạt động XĐGN ở huyện Tân Châu những năm vừa qua tuy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại cần phải giải quyết trong thời gian tới, cụ thể là:

- Tăng trưởng kinh tế thiếu bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, chất lượng

của các đề án quy hoạch phát triển, phân bố lực lượng sản xuất, bố trí lại dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện không cao (không cụ thể, thiếu căn cứ khoa học và giải pháp thực hiện) cùng với việc điều hành thực hiện quy hoạch chưa tốt, đã tạo ra nhiều lãng phí trong đầu tư, hiệu quả đầu tư không cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu sản xuất tuy có nhiều chuyển biến song vẫn còn chậm, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu... Do vậy, khả năng giải quyết các mục tiêu tăng trưởng bền vững và huy động các nguồn lực cho XĐGN còn hạn chế.

- Tỉ lệ nghèo đói cao và kết quả XĐGN khơng bền vững: Mặc dù đã đạt được những

thành tựu đáng kể về XĐGN trong những năm qua, tỷ lệ hộ nghèo của huyện có giảm nhưng vẫn còn rất cao; kết quả XĐGN chưa bền vững, tình trạng tái nghèo vẫn có nguy cơ diễn ra trên phạm vi rộng. Nguyên nhân là do thu nhập của nhóm hộ cận nghèo cịn thấp và bấp bênh. Khi gặp rủi ro đột xuất rất dễ rơi vào diện tái nghèo. Bên cạnh đó, 84,64% số hộ nghèo tập trung ở vùng nông thôn và chủ yếu là hộ thuần nơng, thu nhập chính là từ sản xuất nông nghiệp và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, sản xuất hàng hố chưa phát triển. Nơng sản của người nông dân làm ra thiếu thị trường tiêu thụ ổn định, thường bị tư thương ép giá dẫn đến nhiều hộ nông dân sản xuất bị thua lỗ, không thu hồi được vốn, hoặc có lãi rất thấp, nên nhiều hộ mới thoát nghèo lại tiếp tục tái nghèo.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động về XĐGN thực hiện chưa quyết liệt và thường xuyên, nhiều thông tin chưa đến được với người dân. Nhận thức về trách nhiệm của các cấp chính quyền ở cơ sở chưa đầy đủ nên nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các đối tượng nghèo. Sự thiếu quan tâm của các cấp ủy Đảng và chính quyền dẫn đến việc chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện còn chung chung, thiếu giải pháp cụ thể phù hợp cho từng đối tượng và từng địa bàn khác nhau.

- Công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý và tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo chưa hợp lý

Tuy tốc độ giảm nghèo nhanh nhưng không đồng đều giữa các xã - thị trấn. Có nơi số hộ nghèo phát sinh cao hơn số hộ thốt nghèo, tình hình giá cả tăng cao đã làm cho đời sống hộ nghèo đã khó khăn càng khó khăn hơn, nhất là hộ mới thốt nghèo rất khó bền vững. Những hộ thốt nghèo thường khơng có cơ sở vững chắc, việc làm khơng ổn định dễ dẫn đến tái nghèo cho những năm tiếp theo.

Công tác quản lý điều hành chương trình giảm nghèo cịn lúng túng, một số địa phương chưa chú trọng trong việc xây dựng kế hoạch giảm nghèo cho mình, khơng tìm ra được giải pháp giảm nghèo thích hợp, chậm triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách về giảm nghèo. Thiếu phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và đoàn thể. Cơng tác chỉ đạo chương trình chưa kiên quyết, kiểm tra khơng thường xun. Nhiều mơ hình kinh nghiệm giảm nghèo có hiệu quả chậm được áp dụng, phổ biến nhân rộng.

Cán bộ giảm nghèo chưa được xem trọng, bố trí cán bộ khơng đủ tầm, trình độ năng lực yếu, phần lớn cán bộ xã - thị trấn được phân công kiêm nhiệm nhiều việc trong khi chủ yếu các hoạt động của chương trình được triển khai tại đây.Việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện không đồng đều ở các điạ phương cả khu vực thành thị và nông thôn, đội ngũ các bộ XĐGN vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về năng lực.

- Chương trình chưa bao phủ hết số hộ thực sự nghèo. Do chuẩn nghèo giai đoạn 2001-2005 quy định cịn thấp, vì nguồn lực của Nhà nước cịn khó khăn; bên cạnh đó việc xác định đối tượng ở một số địa phương thiếu chính xác dẫn đến một bộ phận nghèo khơng tiếp cận được các chính sách, dự án của chương trình, trong khi một bộ phận không nghèo lại được tiếp cận, nguồn lực huy động cho chương trình cịn hạn chế, chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra. Theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình chưa được tổ chức một cách có hệ thống và đồng bộ.

Một bộ phận không nhỏ người nghèo, xã nghèo vẫn cịn tư tưởng ỷ lại, trơng chờ sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động tự vươn lên thốt nghèo. Do q coi trọng về thành tích, ở một số địa phương đã khống chế tỷ lệ nghèo thấp hơn so với thực tế, dẫn đến một bộ phận nghèo chưa tiếp cận được các chính sách của chương trình, gây ra những hiểu biết sai lệch về chính sách của Nhà nước.

Ở khía cạnh nào đó, một số cơ chế, chính sách hỗ trợ chưa thực sự phù hợp với người nghèo, xã nghèo và tổ chức thực hiện chưa tốt ở cấp cơ sở, ở một số cơ sở cịn tình

trạng cán bộ tham gia xét hộ nghèo đưa người thân vào danh sách mặc dù khơng đúng đối tượng gây ra tình trạng hộ thực sự nghèo chưa tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, ngược lại những hộ không nghèo lại được hỗ trợ.

Hoạt động của Ban chỉ đạo chương trình giảm nghèo hiệu quả chưa cao. Do nhận thức thiếu sự thống nhất và đầy đủ nên một số ban, ngành và tổ chức đoàn thể ở huyện và cơ sở chưa thực sự gắn trách nhiệm của mình trong việc phối, kết hợp chỉ đạo và thực hiện chương trình giảm nghèo với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác. Chưa xây dựng được mơ hình phối hợp hoạt động chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Ở cấp tỉnh thiếu sự sâu sát đối với cơ sở, nặng về văn bản, quyền lực pháp lý của Ban chỉ đạo hạn chế, trách nhiệm không rõ ràng dẫn đến hiệu lực chỉ đạo, điều hành thực hiện không cao.

Một số phong tục, tập quán lạc hậu trong sản xuất và đời sống vẫn còn tồn tại cùng với vấn đề truyền đạo trái phép, làm mơi trường xã hội, an ninh, chính trị ở một số vùng trở nên phức tạp, gây trở ngại cho công tác chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở và mục tiêu XĐGN.

- Việc lồng ghép các hoạt động, chương trình, dự án đầu tư: Lồng ghép nguồn lực

của các chương trình dự án cho mục tiêu giảm nghèo cịn hạn chế, có nơi chỉ chờ vào nguồn lực của cấp trên, thiếu chủ động huy động nguồn lực tại chỗ. Có rất nhiều hoạt động đầu tư, tuyên truyền, tập huấn, đào tạo và hỗ trợ người nghèo trên địa bàn huyện được thực hiện thông qua các chương trình, dự án do nhiều nguồn vốn đầu tư khác nhau. Các hoạt động này có nhiều nội dung giống nhau cùng thực hiện trên một địa bàn huyện, xã, ấp nhưng lại do nhiều đơn vị làm chủ đầu tư. Một mặt do thiếu thống nhất trong việc điều phối chỉ đạo, mặt khác các chủ đầu tư thường chỉ quan tâm thực hiện các kế hoạch riêng của đơn vị mình nên dẫn đến hiện tượng nhiều hoạt động bị chồng chéo gây lãng phí. Trong đầu tư xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng thiếu sự phân cơng, phân cấp hợp lý nên nhiều cơng trình tiến độ xây dựng chậm do thiếu vốn, một số cơng trình hồn thành đưa vào sử dụng khơng được khai thác hết công suất... hiệu quả đầu tư thấp. Do vậy, vấn đề đặt ra đối với XĐGN trong thời gian tới ở Tân Châu là phải có kế hoạch lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư, các hoạt động tham gia XĐGN trên địa bàn huyện có hiệu quả.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng: trong những năm vừa qua đã có bước phát triển khá nhưng

vẫn còn yếu kém. Sự yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nhỏ bé, lạc hậu, năng lực cạnh tranh kém là vấn đề khó khăn lớn cho khả năng đẩy mạnh tăng trưởng và XĐGN của huyện. Vấn đề đặt ra cho công tác XĐGN của Tân

Châu là phải có kế hoạch sử dụng nguồn lực có hạn có thể huy động được, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên hợp lý đối với các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, đảm bảo hài hoà mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững với mục tiêu XĐGN.

- Công tác tuyên truyền, vận động: tuy đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng

đa số hộ nghèo có trình độ học vấn thấp, ý thức học nghề chưa cao, do đó việc tổ chức dạy nghề và chuyển giao các công nghệ, hướng dẫn cách làm ăn gặp rất nhiều khó khăn. Cịn một bộ phận người nghèo chưa có ý thức tiết kiệm, ỷ lại hoặc mặc cho số phận, thiếu ý chí tự lực vươn lên. Nhiều hộ nghèo thiếu kiến thức và kinh nghiệm làm ăn, khi được hỗ trợ vay vốn thì khơng biết phát huy hiệu quả của đồng vốn, dẫn đến khơng hồn được nợ. Một bộ phận hộ nghèo khác khơng dám vay vốn, vì khơng biết sử dụng đồng vốn vào mục tiêu sản xuất, kinh doanh để XĐGN. Phương thức cho hộ nghèo vay vốn thơng qua tổ tín dụng tiết kiệm có hiệu quả nhưng chưa được tổ chức tốt nên nhiều hộ nghèo chưa tiếp cận được nguồn vốn, tình trạng chiếm dụng vốn còn phổ biến, thiếu giải pháp tích cực thu hồi nợ quá hạn. Đối với hộ nghèo chỉ cho vay khoảng một năm, chu kỳ của một số mơ hình thường q ngắn, không đảm bảo luân chuyển nguồn vốn một cách hợp lý, sản phẩm làm ra có lúc bị mất giá, dịch bệnh dẫn đến mất vốn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói pot (Trang 54 - 57)