Những thành tựu đạt được trong công tác XĐGN ở Tân Châu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói pot (Trang 50 - 54)

Trong những năm qua huyện Tân Châu đã thực hiện tốt một số chính sách xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân làm ăn nhất là đối với hộ nghèo, có cơng ăn việc làm ổn

định, khắc phục khó khăn vươn lên thốt nghèo, xóa đi ý tưởng trơng chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước:

+ Tuyên truyền định hướng và đào tạo nghề: Thường xuyên tổ chức tuyên truyền

giáo dục, định hướng nhằm làm chuyển biến nhận thức của từng hộ nghèo, tích cực vươn lên thốt nghèo. Qua đó nắm rõ tâm tư nguyện vọng của hộ nghèo nhằm từng bước “giảm nhanh các hộ nghèo” một cách ổn định. Số lao động được giải quyết việc làm tăng lên hàng năm, năm 2001 số lao động được giải quyết việc làm là 3.213 người, đến năm 2005 tăng lên 4.230 người. Số lao động thất nghiệp cũng giảm dần hàng năm; năm 2001 tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 7% giảm còn 5,6% vào năm 2005 [35]; số lao động thiếu việc làm ở nơng thơn năm 2001 là 75% giảm cịn 63% vào năm 2005. Công tác đào tạo nghề của huyện trong thời gian qua có nhiều chương trình - dự án cùng với các chương trình đầu tư xây dựng cơ cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển sản xuất - đời sống - văn hóa xã hội và các chính sách ưu đãi đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển thu hút lao động làm việc tại địa phương. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị và thiếu việc làm nông thôn giảm dần, số lao động tự tìm việc làm có chiều hướng tăng nhanh, đặc biệt có thêm sự năng động của huyện trong việc tìm đối tác giải quyết việc làm cho địa phương.

+ Chương trình tín dụng cho người nghèo: Thơng qua các chương trình lồng ghép đã

hỗ trợ vốn cho hộ nghèo với mục đích chăn ni bị, heo, cá, vịt, mua bán nhỏ… với tổng số tiền trên 13.644 triệu đồng cho 2.666 lượt hộ nghèo. Ngoài ra địa phương còn hỗ trợ con giống như: cá, vịt, gà… để tạo điều kiện thuận lợi trong nuôi - trồng đem lại hiệu quả cao trong công tác XĐGN. Đặc biệt trong mùa nước nổi, huyện đã cấp cho 153 chiếc xuồng cho hộ nghèo (có thời hạn sử dụng từ 3 đến 5 năm), kèm theo câu lưới cho hộ nghèo để tạo điều kiện cho các hộ này có việc làm ổn định cuộc sống.

Chương trình nhà ở cho hộ nghèo: Huyện đã đầu tư xây dựng được 31 cụm tuyến

dân cư vượt lũ và đã bố trí cho 4.907/6.367 hộ vào ở ổn định, trong đó có 1.254 hộ xin vay mua nhà trả chậm với số tiền 8.777 triệu đồng. Ngoài ra huyện giúp sửa chữa được 1.861 căn nhà cho hộ nghèo với số tiền 4.761 triệu đồng. Bên cạnh đó, huyện vận động Quỹ “Vì người nghèo” hàng năm cất mới được trên 200 căn nhà dành cho người nghèo với số tiền trên 1 tỷ đồng, giúp đỡ trên 8.000 hộ gia đình khó khăn với số tiền trên 700 triệu đồng, Thực hiện Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn (Chương trình 134), số hộ dân tộc Chăm

trong huyện được hỗ trợ về nhà ở từ năm 2005 đến 2007 là 168 căn với số tiền 840 triệu đồng [34].

Chính sách về y tế: Bình quân mỗi năm Trung tâm y tế huyện đã khám và điều trị

miễn phí cho trên 200.000 lượt người nghèo. Đặc biệt từ khi có chủ trương cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo (thực hiện từ năm 2005) huyện đã cấp cho 100% số thành viên hộ nghèo. Đến cuối năm 2007 đã cấp 13.228 thẻ bảo hiểm y tế với số tiền 1.122 triệu đồng (những hộ thoát nghèo được bảo lưu thẻ bảo hiểm y tế được 2 năm sau khi thoát nghèo) [23]. Tổng số người được khám chữa bệnh bằng phương thức Bảo hiểm y tế và bảo trợ xã hội của huyện đến cuối năm 2007 là 49.791 người chiếm tỷ lệ 30,26% dân số.

Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho con em hộ nghèo: Hàng năm ngành giáo dục xét

miễn giảm học phí cho hàng ngàn em học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn và con em hộ nghèo, gia đình chính sách nghèo, con em người dân tộc… Ngồi ra huyện cịn cấp học bổng cho một số học sinh nghèo vượt khó học giỏi, vận động tập, viết sách cho các em có hồn cảnh khó khăn… nhằm khuyến khích tinh thần học tập của các em, từ đó làm giảm số học sinh bỏ học, nghỉ học góp phần hồn thành chương trình phổ cập tiểu học và trung học cơ sở ở một số địa phương [19].

Thực hiện Chương trình 135: Huyện Tân Châu có 2 xã biên giới là Vĩnh Xương và

Phú Lộc được Trung ương hỗ trợ đầu tư thực hiện chương trình 135. Từ năm 1999 - 2005, 2 xã được đầu tư số vốn là 8.568 triệu đồng (trong đó vốn Trung ương 6.200 triệu đồng, vốn địa phương 1.878 triệu) để xây dựng các cơng trình như: đường giao thơng nơng thơn với tổng chiều dài trên 21 km, 1 trường tiểu học, 1 trường mẫu giáo, 2 trường trung học cơ sở, 1chợ trung tâm xã Phú Lộc... Năm 2006, xã Phú Lộc được tiếp tục thực hiện chương trình 135 với vốn đầu tư là 500 triệu làm đường bê tông nông thôn. Năm 2007 với số vốn 1.330 triệu đồng của chương trình 135, xã Phú Lộc đã xây mới 1 trường tiểu học, 1 trường mẫu giáo. Nhờ chương trình 135, 2 xã biên giới đã có đường giao thông thuận lợi và trường học khang trang, góp phần làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội, giảm tỷ lệ nghèo đói.

Thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ: Với việc xác định ngoài vấn đề vật chất, vấn đề

tinh thần cũng là điều thiết yếu không thể nào thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của con người, đặc biệt đối với hộ nghèo, sau một ngày làm việc vất vả cần phải có thời gian để vui chơi giải trí, sống có ích và hịa mình với xã hội. Từ đó tạo động lực thúc đẩy ý chí vươn lên thốt nghèo một cách bền vững. Từ đó các hoạt động văn hóa thể dục thể thao không

ngừng được phát động như: hát với nhau hàng tuần tại các xã - thị trấn, giải bóng đá và bóng chuyền nông dân, lễ hội văn hóa mùa nước nổi với nhiều hoạt văn nghệ thể thao phong phú được tổ chức hàng năm… đã tạo khí thế vui tươi, phấn khởi thu hút đông đảo nhân dân tham gia nhằm thắc chặc tình làng nghĩa xóm góp phần xây dựng đời sống văn hóa, văn minh [22].

Chính sách bảo trợ xã hội: Hàng năm huyện cho trợ cấp xã hội cho khoảng 1.000 đối

tượng xã hội như: người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật…với số tiền 65.000đồng/người/tháng, đến năm 2007 tăng lên 120.000đồng/người/tháng; cấp xe lăn cho người tàn tật và cho vay mỗi đối tượng 2 triệu đồng để mua bán tăng thu nhập cho bản thân, thường xuyên thăm hỏi, tặng quà và cứu trợ cho người nghèo, đối tượng xã hội có hồn cảnh đặc biệt khó khăn.

Chính sách đào tạo cán bộ: Xác định cán bộ thực hiện công tác XĐGN cơ sở là

người trực tiếp thực hiện mọi hoạt động về giảm nghèo tại địa phương. Vì vậy, nhằm nâng cao kiến thức, hiểu thơng suốt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về mục tiêu XĐGN, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ máy giúp việc của Ban XĐGN - việc làm các xã - thị trấn đã từng bước đi vào hoạt động có nề nếp và đạt hiệu quả cao hàng năm huyện đều tổ chức tập huấn cho cán bộ cơ sở.

Chính quyền từ huyện đến xã - thị trấn đã chủ động kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong công tác tư vấn, định hướng đào tạo nghề cho hộ nghèo, hỗ trợ xuồng, câu lưới, con giống… từng bước làm nâng cao mức sống cho người nghèo. Thơng qua chương trình giảm nghèo làm thay đổi nhận thức của nhân dân đặc biệt là hộ nghèo chí thú làm ăn, tích cực vươn lên thoát nghèo một cách bền vững, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống hộ nghèo được cải thiện đáng kể, nhất là đồng bào dân tộc Chăm và gia đình chính sách nghèo.

Quan điểm giải quyết đói nghèo đã có nhiều thay đổi mang tính tồn diện hơn, từ chỗ chỉ giải quyết cho hộ nghèo vay vốn làm ăn chuyển sang giúp phương tiện mưu sinh, dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp người nghèo biết cách tự tạo việc làm.

Những kết quả thực hiện tương đối đồng bộ các biện pháp XĐGN nêu trên đã góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội của huyện. Đến nay, Tân Châu đã xố được đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 9,09% (năm 2001) xuống 3,17% (năm 2005) theo chuẩn nghèo giai đoạn 2001-2005. Đến năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo là 6,87% theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006 - 2010. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trên 10%; thu nhập

bình quân đầu người đạt 460 USD/năm. Bộ mặt nông thôn nhiều vùng đổi thay tiến bộ; đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt, nhiều hộ thốt nghèo trở nên khá, lịng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước được củng cố.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói pot (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)