nhập cho người nghèo, xã nghèo
Đẩy mạnh hơn nữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó chú trọng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật - công nghệ mới và chương trình 3 giảm 3 tăng phát triển các mô hình: nông - ngư kết hợp đa canh đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi… để tận dụng mặt ruộng mùa nước nổi nuôi trồng thủy sản phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân trong mùa nước nổi.
Huy động nhiều nguồn vốn tiếp tục ưu tiên cho vay các dự án tiểu thủ công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có tính khả thi cao, tạo việc làm cho người lao động. Đặc biệt quan tâm các mô hình tạo việc làm mùa nước nổi và phát huy tốt quy trình “dạy nghề - giúp vốn - giải quyết việc làm” góp phần đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm tại địa phương.
Đẩy mạnh “chương trình khuyến công” vì đây là môi trường chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động nhanh nhất. Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc các khâu như: hợp thức hóa nhà đất tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn, hỗ trợ cơ sở hạ tầng… giúp cho doanh nghiệp sản xuất, đầu tư chiều sâu, phát triển số ngành nghề có thế mạnh của huyện như: xay xát, chế biến lương thực, sản phẩm từ gỗ, gia công sắt - nhôm…
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng ở các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp xã Vĩnh Xương và xã Long An. Liên kết - phối hợp các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh đẩy mạnh dự án phát triển du lịch cộng đồng “Làng Chăm” ấp Phũm Soài, xã Châu Phong để khai thác lợi thế về: tính đa dân tộc, vùng biên giới và vùng sông nước.
Phối hợp với Ban chỉ đạo tỉnh và các ngành liên quan tìm thêm nhiều doanh nghiệp, các khu chế xuất để đưa lao động nhận việc làm theo đơn đặt hàng. Quá trình thực hiện tìm việc cho người lao động phải đảm bảo yêu cầu có sự gặp mặt 3 bên: “Doanh nghiệp - chính quyền - người lao động (thân nhân)” để thông tin tư vấn về: tiêu chuẩn, số lượng tuyển chọn, điều kiện sinh hoạt, việc làm, quyền và nghĩa vụ của người lao động, các khoảng chi phí đóng góp, trách nhiệm của chính quyền huyện - xã… để thân nhân và người lao động định hướng tự chọn thị trường lao động. Đồng thời ngăn chặn kịp thời các thông tin thất thiệt, các hành vi lừa đảo làm thiệt hại đến người lao động, đặc biệt là hộ nghèo.
Tăng cường vai trò trách nhiệm các cơ quan quản lý, thực hiện luật lao động để người sử dụng lao động (các doanh nghiệp) thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động như: thu nhập, điều kiện làm việc, chế độ bảo hiểm xã hội - bảo hiểm y tế, chỗ ăn, chỗ ở để thu hút và giữ chân người lao động.
Quan tâm phát triển nguồn nhân lực, trước hết phổ cập nghề cho lao động phổ thông, đặc biệt ở nông thôn và cho thanh niên để có khả năng đáp ứng được yêu cầu của thị trường việc làm, tăng cơ hội và khả năng chọn việc làm.
Khai thác đúng mức các nguồn lực của địa phương để phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch, từng bước đưa thương mại - dịch vụ - du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Đồng thời đây là hướng các xã nghèo, xã biên giới có khả năng bức phá trong phát triển kinh tế, tạo cơ sở vững chắc cho XĐGN ở các xã này.
Mở các lớp dạy nghề truyền thống tại 2 làng nghề của huyện là Dệt thổ cẩm của xã Châu Phong và dệt chiếu U du của xã Long An; Phát triển các sản phẩm mang tính đặc thù, có lợi thế, sử dụng nguồn lao động cũng như nguyên liệu của địa phương.
Thực hiện việc lồng ghép nguồn lực từ các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội trong và ngoài nước cho chương trình giảm nghèo. Đặc biệt các nguồn đầu tư phải có tác động trực tiếp đến người nghèo, xã nghèo, trong đó ưu tiên cho hộ nghèo dân tộc, phụ nữ nghèo, vùng có điều kiện phát triển khó khăn.