Đặc điểm tự nhiên của Tân Châu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói pot (Trang 40 - 41)

Tân Châu là huyện đầu nguồn của tỉnh An Giang có đường biên giới giáp Campuchia dài hơn 6km. Sơng Tiền từ biên giới Campuchia chảy qua các xã Vĩnh Xương, Vĩnh Hòa, Tân An, Long An đến thị trấn Tân Châu trên đoạn dài 15km, qua nhiều cồn. Lưu lượng nước sông Tiền rất lớn mang lại nguồn nước ngọt quanh năm cho Tân Châu.

Cặp theo các kinh mương là hệ thống giao thơng bộ, trục chính là Tỉnh lộ 953 nối liền Tân Châu - Châu Đốc và Tỉnh lộ 952 từ Tân Châu đến biên giới Campuchia. Hệ thống giao thơng hình thành từ việc kết hợp đào đắp các tuyến đê bao chống lũ bảo vệ trên 10.000ha lúa hè thu được thu hoạch trọn vẹn trước khi lũ tràn vào đồng.

Phù sa sông Cửu Long đã bồi đắp cho cây lúa Tân Châu đạt năng suất rất cao, ngoài ra đất cù lao ở Tân Châu cịn thích hợp cho nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp, đặc biệt là cây dâu tằm, cây mặc nưa (làm thuốc nhuộm hàng lãnh). Tân Châu nổi tiếng với hàng lãnh Mỹ A, Cẩm Tự, được ưa chuộng ở thị trường trong và ngoài nước.

Tân Châu có khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa hay mùa nước nổi kéo dài suốt 5 tháng từ tháng 7 đến tháng 11, lũ lớn ở Tân Châu lên đến trên 5 mét, nước ngập nhà cửa, ruộng đồng, đường sá... gây thiệt hại lớn về tài sản, tính mạng của nhân dân; gây khó khăn cho cuộc sống và phát triển cơ sở hạ tầng của huyện. Nếu trước đây cứ khoảng 6 năm thì có 1 lần lũ lớn, thì những năm gần đây lũ lớn mau hơn, có khi liên tiếp 2 năm liền. Đây là khó khăn cho Tân Châu trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong XĐGN.

Sông Cửu Long nối liền Biển Hồ Campuchia bởi sơng Tonlé - Sáp. Biển Hồ là nơi có mật độ cá nước ngọt cao nhất thế giới, vào mùa nước nổi trứng cá tn theo dịng sơng chảy về Việt Nam. Khi cá lớn, nước rút xuống, cá quay trở lại Biển Hồ thì đây là thời vụ thu hoạch của người dân (cá lội dày đặc, nhiều nhất là cá linh). Người dân bắt cá làm mắm, nấu dầu, làm phân bón…

Như vậy có thể nói khí hậu, tài ngun đất, nước, thủy sản, khống sản... vừa có mặt thuận lợi, vừa có mặt khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cho XĐGN nói riêng. Vấn đề đặt ra là phải vừa khai thác lợi thế sẵn có, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên ban tặng để đảm bảo khai thác lâu dài, đồng thời hạn chế, khắc phục khó khăn, tìm được phương thức sống chung với lũ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói pot (Trang 40 - 41)