Nghèo đói liên quan trực tiếp đến cuộc sống của con người từ cá nhân, gia đình đến cộng đồng xã hội. Vì vậy, để giải quyết vấn đề giảm nghèo cần xem xét đầy đủ các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói.
* Ngun nhân thuộc về vai trị quản lý của Nhà nước
Đội ngũ cán bộ chuyên môn làm công tác giảm nghèo ở các xã - thị trấn vừa thiếu, vừa yếu lại luôn biến động. Bên cạnh đó chính sách bảo hiểm xã hội đối với cán bộ xã - thị trấn còn nhiều bất cập làm hạn chế đến kết quả thực hiện kế hoạch, lúng túng chưa đưa ra giải pháp cụ thể.
Một số cấp ủy - chính quyền địa phương chưa nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giảm nghèo nên thiếu sự tập trung đầu tư đúng mức và không được ưu tiên trong chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhiều nơi có tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, bền vững, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện là do có sự chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp của các ban ngành - đồn thể và nỗ lực của chính bản thân người nghèo. Nhưng cũng có nơi cơng tác giảm nghèo khơng được xem trọng đúng mức, khoán trắng cho cán bộ giảm nghèo, tuyên truyền vận động phong trào quần chúng tham gia
XĐGN và tổ chức các hoạt động giảm nghèo yếu, chưa phát huy tiềm năng thế mạnh sẵn có để đạt mục tiêu xóa nghèo.
Tỷ lệ hộ nghèo có giảm nhưng khơng có sơ sở vững chắc cịn nhiều như xã Phú Lộc có tỷ lệ hộ thốt nghèo cao nhất trong huyện, nhưng điều tra hộ nghèo theo tiêu chí mới hiện nay thì lại là xã có tỷ hộ nghèo nhiều nhất.
Một số thành viên trong Ban điều hành chương trình giảm nghèo của huyện được phân công kiểm tra giám sát việc thực hiện chương trình hỗ trợ cho cơ sở tháo gỡ khó khăn vướng mắc, xây dựng chương trình kế hoạch thoát nghèo cho phù hợp, nhưng số thành viên này thường giao khoán cho địa phương, ít tham gia nên hiệu quả cơng tác giảm nghèo chưa cao.
Việc đầu tư qui hoạch vùng chuyên canh, xây dựng và bảo vệ thương hiệu nơng sản sẽ khơng chỉ góp phần đẩy nhanh tiến độ hịa nhập nền nơng nghiệp với các nước trong khu vực mà còn là cách XĐGN bền vững vì người dân nơng thôn thường thấy loại vật ni, cây trồng nào sinh lãi cao thì đổ xơ vào làm nên vai trò điều tiết của Nhà nước rất quan trọng.
Cơng tác đào tạo nghề cịn hạn chế (tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ đạt 16,65%), hiệu quả chưa cao, không đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong và ngồi nước, từ đó làm cho lao động thất nghiệp, thiếu việc làm có chiều hướng gia tăng. Tuy huyện có nguồn nhân lực dồi dào nhưng chất lượng nguồn lao động có những hạn chế nhất định như: Mặt bằng dân trí thấp, tay nghề thấp, ít có thợ lành nghề, số lượng đào tạo ít nhưng chất lượng cũng chưa đáp ứng được thị trường lao động trong và ngồi nước, vẫn cịn khoảng cách giữa học và hành. Chính từ những bất hợp lý này đã và đang làm cho số lao động đã qua đào tạo, cần việc làm tuy nhiều nhưng các nhà tuyển dụng tìm khơng đủ số lao động có chun mơn tay nghề theo yêu cầu.
Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn diễn ra chậm nên khả năng giải quyết việc làm cho lao động nghèo rất ít. Vì vậy cơng tác giảm nghèo chỉ có thể giảm bớt khó khăn chứ chưa thật sự bền vững.
* Nguyên nhân từ chính bản thân người nghèo
Nhận thức, thói quen sản xuất, tiêu thụ, sinh hoạt theo kiểu không bền vững “ăn xỏi ở thì” chỉ biết giải quyết cái đói ngày hơm nay mà khơng nghĩ đến hậu quả xấu và cái giá phải trả rất đắt cho ngày mai của người dân cịn rất phổ biến ở các vùng nơng thơn.
Trình độ kỹ năng của hộ nghèo thấp nên không tiếp thu được kỹ thuật, khơng có khả năng học nghề nên khó tìm được việc làm. Ý thức học nghề kém, cịn tư tưởng trơng chờ hoặc chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt. Trong lao động thiếu tác phong cơng nghiệp, chưa thích nghi được với mơi trường cơng nghiệp hóa.
Do hoàn cảnh neo đơn, thường rơi vào những gia đình thuộc diện chính sách như: thương binh, liệt sĩ, gia đình có người tàn tật, phụ nữ gố bụa... nên khơng có sức lao động, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển, yêu cầu chất lượng lao động ngày càng cao. Do khơng có lao động mà khơng có thu nhập hay thu nhập thấp dẫn đến nghèo đói. Hiện nay tồn huyện có 885 hộ gia đình nghèo do thiếu lao động (chiếm 36,8% tổng số hộ) thuộc đối tượng này, tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi có trình độ dân trí thấp, cơng tác kế hoạch hố gia đình thực hiện kém, tỷ lệ sinh cao.
- Thiếu kinh nghiệm làm ăn: trước hết là thiếu năng lực thị trường, không biết hạch tốn lỗ, lãi; khơng biết làm ăn kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hoá. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất quyết định khả năng có thể vượt qua cửa ải nghèo đói của cá nhân, cộng đồng. Theo điều tra thì cuối năm 2006 toàn huyện có 762 hộ nghèo (chiếm 31,2% tổng số hộ nghèo) thuộc đối tượng này. Hầu hết họ đều ở vùng sâu, vùng xa chiếm 52 - 57%; trình độ dân trí thấp, ít được tiếp xúc với tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơng nghệ tiên tiến. Trình độ canh tác lạc hậu, thiếu hiểu biết thị trường... nên năng suất lao động thấp, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Bên cạnh đó do trình độ học vấn thấp ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến sinh đẻ, ni dưỡng con cái, tính tốn cho tương lai. Chi phí phải trả cho các dịch vụ pháp lý còn cao khiến họ khơng có khả năng tự giải quyết các vấn đề vướng mắc, tranh chấp kinh tế có liên quan đến pháp luật, nên chịu chấp nhận thiệt thịi. Vì vậy, nhiệm vụ chiến lược lâu dài đặt ra cho công tác XĐGN ở huyện là phải có chương trình, kế hoạch nâng cao trình độ dân trí cho người dân, hướng dẫn người nghèo cách làm ăn.
Thiếu hoặc khơng có vốn sản xuất, kinh doanh. Đây là nguyên nhân quan trọng thứ
hai. Nếu thiếu hoặc khơng có vốn sẽ trở ngại lớn đối với người lao động khi tham gia vào kinh tế thị trường. Hiện nay nhiều hộ nghèo của huyện do thu nhập rất thấp nên thiếu vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Theo thống kê hiện nay tồn huyện hiện có 1.107 hộ nghèo (chiếm 45,6% hộ nghèo) thiếu vốn kinh doanh. Thực tế nhu cầu vay vốn của hộ nghèo thường lớn, lại có tính chất đột xuất và nhu cầu phi sản xuất không phù hợp với cơ chế cho vay của Ngân hàng. Vì vậy, họ rất ít được đáp ứng nhu cầu về vốn, đây là một thực tế rất cay đắng trong cuộc sống của họ. Khơng ít hộ đã phải vay nặng lãi hoặc bán
nông sản non để trang trải các khoản chi tiêu khơng thể từ chối trong gia đình. Thiếu vốn nên không thể đầu tư vào những ngành, nghề có lợi nhuận cao, mà chủ yếu đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi, thường gặp rủi ro do dịch bệnh, thiên tai không thu hồi được vốn để trả nợ; kết quả đã nghèo lại càng nghèo thêm.
Bị rủi ro, đau ốm: Bị rủi ro có thể xảy ra trong làm kinh tế hoặc trong đời sống xã
hội. Rủi ro trong kinh tế thị trường thường gặp là các trường hợp do bị phá sản, do làm ăn thua lỗ, thiên tai mất mùa, bị lừa đảo... Những rủi ro trong đời sống xã hội đối với người lao động thường gặp là những tai nạn, thất nghiệp... Đây là những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói thường gặp, nhưng nó chỉ tác động đến cá nhân, gia đình, hay một nhóm nhỏ trong xã hội. Nghèo đói cịn do gia đình có người hay ốm đau hoặc bị bệnh nặng. Mặc dù huyện đã triển khai khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, song ngân sách chi cho khoản này còn hạn chế, diện nghèo cần ưu tiên lại đông, nên các khoản trợ giúp chưa giải quyết đáng kể nhu cầu thực tế của họ. Kết quả XĐGN chưa vững chắc, ranh giới giữa hộ nghèo và hộ không nghèo rất gần nhau. Trong hộ nếu có người ốm đau phải nằm viện trong vài tháng, hoặc gặp một trận ốm nặng là làm cho hộ đã thốt nghèo hoặc khơng phải hộ nghèo trở thành hộ nghèo, cịn hộ đã nghèo rồi thì nghèo thêm. Hiện nay ở Tân Châu có 566 hộ nghèo (chiếm 23,3% tổng số hộ nghèo) thuộc đối tượng này; trong đó tai nạn, rủi ro: 93 hộ (chiếm 3,8%).
Thông tin thị trường hầu như chưa đến với người nghèo, chưa góp phần định hướng
sản xuất của người dân (sản xuất như thế nào, bán cho ai, giá bao nhiêu…) vì vậy hiện tượng ép giá, mua đắt bán rẻ tiếp tục diễn ra, nhất là dân ở vùng sâu, vùng nông thôn, nơi phương tiện vận chuyển khó vào. Mối liên kết giữa người nơng dân với các cơ sở cung cấp dịch vụ và cơ sở kinh doanh chưa thật rõ nét. Người sản xuất quá phụ thuộc vào người mua.
* Nguyên nhân có tính khách quan
Chiến tranh biên giới Tây Nam để lại hậu quả kinh tế - xã hội rất nặng nề cho huyện Tân Châu. Mặt khác vì là huyện đầu nguồn sơng Tiền nên cơn lũ lớn năm 1978 đã tràn vào đồng bằng sông Cửa Long tàn phá nặng nề, người dân Tân Châu một lần nữa phải chịu cảnh màn trời chiếu đất và nạn đói tiếp tục đe doạ cuộc sống. Những năm 1990 - 2000 lũ lụt, sạt lở sông Tiền, sạt lở Kinh Xáng ngày càng phức tạp (xảy ra liên tục 2 năm liền) ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân. Để khắc phục tình trạng cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng bởi lũ hàng năm Đảng và Nhà nước có chủ trương “sống chung
với lũ”, cho thành lập các cụm tuyến dân cư vượt lũ để người dân ổn định cuộc sống. Tuy nhiên cũng đã phát sinh nhiều vấn đề cần phải giải quyết vì khi lên sống trên tuyến dân cư thì người dân khơng có đất để chăn nuôi, trồng trọt, vệ sinh môi trường cũng không đảm bảo [38].
Ảnh hưởng lạm phát cao hiện nay cũng tác động rất lớn đến đời sống của người dân nhất là hộ nghèo ở Tân Châu. Bởi giá hàng hóa và dịch vụ ngày càng tăng lên trong khi đó thu nhập của hộ dân, nhất là hộ nghèo tăng không đáng kể. Đây là nguyên nhân đẩy hộ cận nghèo xuống thành hộ nghèo và hộ nghèo xuống nấc nghèo sâu hơn. Ngoài ra việc giá lúa giảm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của hộ nghèo nhất là hộ nghèo làm thuê trong nơng nghiệp vì đa số người nơng dân khi thu hoạch lúa sẽ bán để trả công cho người làm thuê nhưng giá lúa giảm (không bán được hoặc bán thì sẽ lỗ) nên khơng có tiền trả cơng cho người làm thuê.
Tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm lại do tác động của tăng trưởng kinh tế đến giảm nghèo ngày một giảm. Một số động lực của XĐGN đến nay khơng cịn tác dụng mạnh mẽ như giai đoạn đầu đó là chính sách đất đai và phát triển trong nông nghiệp, nông thơn. Vì vậy cần phải tìm động lực mới như: chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, phục vụ cho xuất khẩu và cung cấp ngun liệu cho ngành cơng nghiệp chế biến; chính sách phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ...
Khoảng cách chênh lệch về thu nhập còn cao. Chênh lệch về thu nhập giữa 20% nhóm giàu và 20% nhóm nghèo là 5,83 lần. Sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo này sẽ làm cho tình trạng nghèo trở nên khó khăn hơn. Khoảng cách nghèo đói ở nơng thơn so với thành thị khá cao, thu nhập bình qn của nhóm hộ nghèo nhất ở nơng thơn (thu nhập bình quân đầu người từ 120.000 đ/tháng trở xuống) chiếm tỉ lệ 35,13% và thành thị (thu nhập bình quân đầu người từ 150.000 đ/tháng trở xuống) chiếm tỉ lệ 22,02% so với tổng số hộ nghèo, cho thấy mức độ chênh lệch nghèo khá gay gắt.
Chương 3