Kinh nghiệm của huyện Chợ Mớ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói pot (Trang 34 - 36)

Chợ Mới là huyện có tỷ lệ hộ nghèo giảm dần hàng năm, khơng có diễn biến tăng giảm bất thường như một số huyện, thị khác. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện chỉ cao hơn thành phố Long Xuyên, còn lại đều thấp hơn các huyện, thị khác trong tỉnh An Giang.

Qui mô nhân khẩu của các hộ nghèo giảm từ 5,3 người/hộ năm 2000 còn lại 5,1 người/ hộ ở năm 2005 chủ yếu do tách hộ và thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Số người trong độ tuổi lao động có việc làm tăng lên. Trình độ giáo dục các hộ nghèo được nâng lên

rõ rệt. Năm 2000 số trẻ từ 6 đến 14 tuổi chưa tốt nghiệp cấp I đã nghỉ học là 3.392 em, năm 2005 chỉ còn 698 em, số người từ 15 tuổi đến 35 tuổi chưa biết chữ ở năm 2000 là 2.853 người đến năm 2005 chỉ còn 1.445 người.

Điều kiện sinh hoạt ăn ở của hộ nghèo ngày càng được cải thiện, gần 80% hộ nghèo trong huyện đã được Nhà nước quan tâm hỗ trợ thoát nghèo bằng một hay nhiều chính sách (vay vốn tơn nền, vay quỹ tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội, vay quỹ XĐGN của các đoàn thể, vay quỹ quốc gia giải quyết việc làm, học nghề ngắn hạn, được xét cất nhà tình nghĩa, tình thương…) bình quân một hộ nghèo được vay tôn nền 7 triệu đồng và cho vay vốn sản xuất là 3 triệu đồng. Năm 2000 có 4.809 hộ nghèo có nền và sàn nhà bị ngập trong mùa lũ thì đến năm 2006 chỉ cịn 400 hộ có nền nhà bị ngập trong mùa lũ, chủ yếu ở vùng ven sơng ngồi bờ bao. Năm 2000 số hộ nghèo có sử dụng điện là 46%, đến năm 2006 số hộ nghèo có sử dụng điện tăng lên là 76%... số người nghèo được chăm sóc y tế tăng lên từ chỗ chỉ có 1/3 người nghèo được mua thẻ bảo hiểm y tế đến năm 2006 có 100% người nghèo khi ốm đau được chữa trị miễn phí (thơng qua việc mang thẻ bảo hiểm y tế đến điều trị ở cơ sở Y tế) [30]. Thơng qua nhiều chính sách xã hội được triển khai thực hiện khá tốt, từ đó hỗ trợ cho người nghèo vượt qua khó khăn và vươn lên trong cuộc sống (như y tế, giáo dục, tín dụng, miễn giảm thuế…)

Qua kết quả điều tra được tỉnh An Giang công nhận cho thấy số hộ nghèo trên địa bàn huyện Chợ Mới hàng năm đều giảm, từ 8,81% năm 2000 đến cuối 2005 đã hạ xuống cịn 3,98%. Bình qn giảm mỗi năm là 1%, hộ chính sách nghèo được địa phương chăm lo nhà tình nghĩa và các mặt trong sinh hoạt đời sống khác. Các hộ chính sách nghèo do neo đơn, không lao động được huyện chi trả trợ cấp hàng tháng nên về cơ bản khơng cịn hộ chính sách nghèo.

Ngồi số hộ nghèo theo chuẩn thì huyện cịn có 2.512 hộ ở "sát ngưỡng nghèo”. Số hộ này có mức sống trung bình, đời sống cịn gặp nhiều khó khăn, nếu khơng được quan tâm giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng thì họ dễ rơi xuống thành hộ nghèo.

Bên cạnh những mặt đạt được nêu trên, công tác XĐGN của huyện Chợ Mới cũng còn nhiều vướng mắc, tồn tại làm hạn chế đến kết quả thực hiện chương trình XĐGN của huyện. Cụ thể là những giải pháp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động chưa cơ bản và thiếu ổn định, chủ yếu là sản xuất nhỏ ở gia đình. Về phía hộ nghèo cịn một bộ phận chưa chủ động phấn đấu tự lực vươn lên, ỷ lại trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói pot (Trang 34 - 36)