Đặc điểm về kinh tế của Tân Châu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói pot (Trang 41 - 42)

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước huyện Tân Châu có tốc độ tăng tưởng GDP ổn định ở mức cao, bình quân 11,5% năm (giai đoạn 2001 - 2005) [6], năm 2006 là 12,5%. Cơ cấu kinh tế năm 2005 dịch vụ là 49,86%, công nghiệp là 19,48% còn nông nghiệp chiếm 30,60% trong GDP. Năm 2006 tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực dịch vụ là 50,16%, công nghiệp là 18,73% còn nông nghiệp chiếm 31,11%. So với năm 2000, năm 2005 thu nhập bình quân đầu người là 7.850.000 đồng tăng 68,16%, năm 2006 là 8.810.000 đồng.

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp so với năm 2000 thay đổi đáng kể, diện tích cây màu tăng 30%, cây bắp lai tăng gấp 2 lần, lúa chất lượng cao tăng 61%. Tổng sản lượng cá 15.386 tấn. Tổng giá trị sản xuất 46.240.000đ/ha đất nông nghiệp/năm. Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khâu trồng trọt chuyển biến tích cực theo hướng chất lượng. Giống lúa chất lượng cao được thay dần giống lúa thường, đến năm 2006 giống lúa chất lượng cao chiếm 91%.

Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hàng năm đều tăng, năm 2006 đạt 106 tỷ đồng, tăng 128,54% so với năm 2002. Chương trình khuyến công đã góp phần quan trọng trong việc giúp vốn các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, chuyển đổi trang thiết bị. Từ năm 2000 - 2006 đã giải ngân được 357 dự án với số tiền 67 tỷ đồng, trong đó vốn trung hạn là 7,7 tỷ đồng.

Công tác qui hoạch ngành thương mại và dịch vụ từng bước được thực hiện, trong đó khu kinh tế cửa khẩu Vĩnh Xương gồm 6 xã - thị trấn đã được quy hoạch chi tiết. Thương mại - dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao, năm 2004 chiếm 47,68%, năm 2006 chiếm tỉ trọng 50,16% cơ cấu kinh tế. Giá trị sản xuất năm 2006 đạt 529 tỷ đồng, tăng 46,50% so với năm 2000. Công tác qui hoạch ngành thương mại - dịch vụ từng bước được tổ chức thực hiện. Toàn huyện có 24 chợ và điểm mua bán, trong đó có một trung tâm thương mại hoạt động hiệu quả.

Hệ thống cơ sở hạ tầng được cải thiện: 100% số xã - thị trấn có điện thoại với số máy bình quân trên 100 hộ là 34,21 máy/100 hộ năm 2005 và tăng lên 39,49 máy/100 máy vào

năm 2006; mạng lưới điện đã phủ kín 11/11 xã - thị trấn, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 95%, tỉ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 74%, chương trình kiên cố hóa trường lớp học được đầu tư mạnh, năm 2006 với 66 phòng học được xây dựng và đưa vào sử dụng.

Những thành tựu trong phát triển kinh tế ở cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng, thu nhập của người dân ngày càng một tăng là tiền đề quan trọng cho công tác XĐGN ở Tân Châu có kết quả tốt. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, nhất là chưa khai thác tốt kinh tế ở cửa khẩu. Công tác quy hoạch chậm, thiếu ổn định nên hạn chế tốc độ phát triển, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển lại là yếu tố không thuận lợi trong phát triển kinh tế và trong XĐGN ở Tân Châu.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói pot (Trang 41 - 42)