Thống nhất nhận thức và trách nhiệm xóa đói giảm nghèo đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các hội, đồn thể và nhân dân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói pot (Trang 64 - 66)

Đảng, chính quyền các cấp, các hội, đồn thể và nhân dân

Đói nghèo trước hết là vấn đề kinh tế, đồng thời cũng là vấn đề xã hội nhức nhối, nó tác động sâu sắc đến các quan hệ xã hội; làm phát sinh và lây lan các tệ nạn, làm mất ổn định xã hội và có thể mất ổn định về chính trị. Đặc biệt, nếu phân hố giàu nghèo quá lớn rất dễ xảy ra những xung đột xã hội; các tổ chức phản động sẽ lợi dụng gây bạo loạn lật đổ, làm suy giảm uy tín và sự bền vững của chế độ chính trị, xã hội. Vì vậy, XĐGN khơng phải chỉ có các chính sách, biện pháp phát triển kinh tế mà cịn gắn liền với các chính sách xã hội; đặt trong tổng thể của sự ổn định chính trị. Trong đó sự ổn định chính trị, xã hội vừa là yêu cầu hàng đầu, là nền tảng cơ bản, vừa là mục tiêu, đồng thời cũng là điều kiện để phát triển kinh tế, thực hiện XĐGN.

Thực hiện thành công mục tiêu XĐGN trên địa bàn huyện sẽ mang lại cuộc sống no ấm, hạnh phúc cho mọi người dân, thực hiện được công bằng xã hội; xây dựng được khối đại đoàn kết tồn dân và lịng tin của nhân dân đối với Đảng và chính quyền các cấp cũng được củng cố. Hoàn thành mục tiêu XXĐGN tức là đã tạo ra một động lực mới để phát triển toàn diện, vững chắc kinh tế - xã hội của huyện.

Đẩy mạnh thực hiện chương trình XĐGN trên địa bàn huyện nhất là những vùng hiện đang rất khó khăn như vùng có đồng bào dân tộc, vùng biên giới sẽ tạo điều kiện cho nhân dân có thêm nguồn lực, điều kiện để khai thác tốt hơn nguồn tài nguyên đất đai khá lớn hiện chưa được sử dụng; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra năng suất và hiệu quả lao

động cao hơn, thu nhập sẽ tăng lên, giải quyết đói nghèo của từng hộ và từng vùng nghèo. Nếu mục tiêu XĐGN sớm được hồn thành thì huyện có điều kiện tập trung nguồn lực nhiều hơn cho phát triển kinh tế, tăng thêm sức mạnh thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố nền kinh tế mà trước hết là công nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn và nơng thơn sẽ có cơ hội phát triển nhanh hơn.

Thực hiện chương trình XĐGN sẽ tạo điều kiện để ổn định dân cư, hạn chế được hiện tượng truyền đạo trái phép, chiến tranh "diễn biến hồ bình" của kẻ địch, đảm bảo ổn định chính trị, giữ vững an ninh trật tự xã hội. XĐGN là sự nghiệp tồn Đảng, tồn dân; các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ban, ngành, đồn thể và nhân dân phải nhận thức đầy đủ ý nghĩa quan trọng và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện XĐGN.

Thống nhất quan điểm và chủ trương: Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với quốc phòng an ninh và được thể hiện ngay từ khâu xây dựng quy hoạch, kế hoạch. Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phịng an ninh và các chương trình quốc gia phịng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm, ngăn chặn tình trạng truyền đạo trái phép ở một số vùng và các tệ nạn xã hội khác. Tăng cường các biện pháp bảo đảm ổn định an ninh chính trị và trật tự xã hội ở khu vực biên giới giữa huyện Tân Châu và tỉnh CanĐal - Vương quốc Campuchia. Phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc. Đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"; phấn đấu tất cả các xã, thị trấn trong sạch vững mạnh và khơng cịn tệ nạn xã hội.

Tăng cường dân chủ cơ sở, thực hiện các cuộc đối thoại giữa chính quyền địa phương và cộng đồng nghèo, tạo điều kiện để mọi người dân được tham gia đầy đủ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Sự tham gia của người dân, trong đó có người nghèo vào các hoạt động hoạch định chính sách và thực hiện chính sách được thể hiện rõ nét qua thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở xã, thị trấn. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở tất cả các xã, thị trấn; phải đưa quy chế dân chủ thực sự trở thành nề nếp làm việc thường xuyên ở cơ sở. Chính quyền địa phương phải thực hiện dân chủ, đưa ra dân bàn bạc, góp ý các chương trình, dự án, các khoản giúp đỡ nhân đạo, từ thiện cho người nghèo, các khoản đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương... Trong quá trình thực hiện các cơng trình, dự án cần ưu tiên sử dụng lao động tại địa phương để giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người nghèo theo phương châm "xã có cơng trình, dân có thu nhập". Tất cả các chương trình, dự án XĐGN phải có sự tham gia của người dân từ khâu

chọn mục tiêu, kế hoạch thực hiện…. và chịu sự giám sát và kiểm tra của nhân dân mà nòng cốt là ban thanh tra nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và một số hội, đồn thể của xã. Có như vậy các chương trình, dự án cho xã nghèo, vùng nghèo mới có hiệu quả và người nghèo mới thực sự được hưởng lợi từ các chương trình này.

Tăng cường thực hiện cung cấp và trao đổi thông tin hai chiều giữa Nhà nước và nhân dân để truyền đạt thông tin và lấy ý kiến phản hồi thông qua các cuộc đối thoại trực tiếp, nhằm giúp nhân dân nắm bắt kịp thời, chính xác chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời nêu cao tinh thần, trách nhiệm của cán bộ quản lý Nhà nước, thực hiện các chính sách cơng khai, minh bạch, hạn chế tiêu cực nảy sinh trong sử dụng ngân sách huyện và các quỹ hỗ trợ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói pot (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)