Đào tạo nghề cho người nghèo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói pot (Trang 75 - 76)

Thông qua các cơ quan thông tin đại chúng và hoạt động của các tổ chức đồn thể đẩy mạnh cơng tác tun truyền, vận động nhằm làm thay đổi nhận thức trong gia đình và xã hội xóa bỏ tư tưởng trơng chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Giúp cho người dân thấy được rằng học nghề là vì quyền lợi của bản thân mình nhằm tạo cơ hội tìm việc làm, có thu nhập cao để ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình.

Phát động phong trào thi đua, xây dựng và nhân rộng điển hình về xã hội hóa dạy nghề, từng bước đẩy lùi tư tưởng bao cấp trong lĩnh vực đào tạo nghề. Trung tâm dạy nghề đi vào hoạt động, phải xây dựng ngay kế hoạch phối hợp với các ngành dạy nghề trong và ngoài huyện, để mở các lớp theo nhu cầu thị trường. Bên cạnh thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ theo qui định như: miễn học phí, hỗ trợ tiền ăn… Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực lao động, nhằm tạo động lực cho người sử dụng lao động và người lao động phải qua đào tạo nghề hoặc đào tạo lại, thông qua việc sát hạch tay nghề mà chi phí đào tạo do cơ sở kinh doanh chi trả theo qui định.

Lồng ghép chương trình dạy nghề cho hộ nghèo với các chương trình dạy nghề nơng dân và thợ thủ cơng. Q trình vận động tổ chức lớp học cố gắng tạo điều kiện mỗi lớp đạt 35% học viên lao động nghèo hoặc đối tượng yếu thế vào học nhằm trang bị thêm kiến thức làm ăn và tiếp thu kỹ thuật để có đủ điều kiện nhận vốn và sử dụng có hiệu quả. Bằng nguồn vốn XĐGN của địa phương hoặc kinh phí “xóa mù chữ” hàng năm hỗ trợ tập, sách giáo khoa cho các con em hộ nghèo đến trường.

Cần quan tâm việc phân luồng học sinh không có điều kiện học lên cấp trên, giáo dục định hướng nghề nghiệp các học sinh lớp cuối cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông để làm thay đổi nhận thức “Đại học không phải là con đường tiến thân duy nhất” mà tùy theo khả năng, học vấn, kinh tế gia đình và nhu cầu thị trường lao động để tạo cho mình hướng lập thân, lập nghiệp phù hợp.

Đội ngũ giáo viên dạy nghề hàng năm cần bổ sung, phát triển nhất là nâng chất lượng để đáp ứng nhu cầu dạy nghề, đặc biệt là bổ sung giáo viên dạy nghề ở lĩnh vực, ngành nghề mới…tại Trung tâm dạy nghề của huyện. Ngồi ra cần xây dựng và ban hành chính sách thu hút, đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên dạy nghề; có chính sách thu hút học sinh vào học nghề, đặc biệt là những nghề mũi nhọn của tỉnh.

Nâng cấp và mở rộng việc thực hiện qui định “hành nghề phải có tay nghề”. Từng bước xây dựng và ban hành quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của doanh

nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động đối với việc đào tạo và học nghề; mặc khác cần có cơ chế phối hợp giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp theo hướng doanh nghiệp có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động học nghề được tiếp cận, thực tập trên thiết bị sản xuất thực tế tại doanh nghiệp.

Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, kể cả áp dụng các hình thức liên kết đào tạo cung ứng lao động cho thị trường trong và ngoài tỉnh, kể cả xuất khẩu lao động với số lượng, chất lượng ngày càng cao.

Xuất khẩu lao động: Huyện phải chủ động phối hợp với các Trung tâm dạy nghề của

tỉnh tổ chức tại các xã - thị trấn để tư vấn, thơng tin về chủ trương, chính sách, thị trường và chi phí tham gia để gia đình và người lao động định hướng lựa chọn đi lao động ở nước nào. Đối tượng tuyên truyền tư vấn phải là thanh niên, phụ nữ, cơng nhân lao động chưa tìm được việc làm, quân nhân xuất ngũ nhưng khơng có điều kiện học nghề…

Các xã - thị trấn cần chủ động lựa chọn thời gian và địa điểm để tuyên truyền người thật việc thật, gương điển hình cũng như một số trường hợp vi phạm hợp đồng về nước trước hạn để người dân hiểu và có chấn chỉnh kịp thời những thơng tin sai lệch vì những thơng tin từ gia đình và người thân của chính người tham gia xuất khẩu lao động có tác động rất lớn đối với người dân. Hiện nay huyện Tân Châu tham gia xuất khẩu lao động phần lớn là lao động giản đơn, khơng có tay nghề, nên người lao động có thu nhập thấp. Vì vậy về lâu dài xuất khẩu lao động có tay nghề nhất định.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói pot (Trang 75 - 76)