Kinh nghiệm của tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói pot (Trang 37 - 38)

Bến Tre là một trong 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 2.322 km2, gồm 01 thị xã và 7 huyện, với 160 xã, phường và thị trấn. Dân số năm 2006 là 1.358.341 người, trong đó nữ chiếm 51,5%, tỉ suất tăng tự nhiên 0.962%. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 64,6%. Số lao động qua đào tạo là 30%. Về kinh tế: tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn năm 2001-2005 đạt 9,22%, riêng năm 2006 đạt 9,61%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2006 đạt 500 USD, bằng 78,4% so với bình quân của Đồng bằng Sông Cửu Long. Nền kinh tế chính phụ thuộc nhiều vào thủy sản và kinh tế vườn.

Năm 2006, cả tỉnh còn 62.789 hộ nghèo, chiếm 20,02%. Cuối năm 2006, Bão số 9 - Durian ảnh hưởng nặng đến đời sống và kinh tế của người dân tỉnh Bến Tre. Trong tổng số 27.700 căn nhà sập hoàn toàn, hộ nghèo chiếm 22%, tương đương với 6.082 căn; trong tổng số 67.881 nhà bị hư hỏng, sập một phần, hộ nghèo và gia đình chính sách chiếm 30% (khoảng 20.000 căn nhà). Ngoài ra, thiệt hại về hoa màu, cây ăn trái, vườn khá lớn và có ảnh hưởng lâu dài đến nguồn thu nhập của dân cư. Dự báo tình hình nghèo đói của tỉnh Bến Tre có xu hướng tăng do một số hộ đã vượt nghèo có nguồn thu nhập từ kinh tế vườn sẽ bị giảm, dẫn đến giảm thu nhập chung cho hộ gia đình. Tổng thiệt hại do Bão Durian trên 3.000 tỉ đồng, chiếm 27% GDP của tỉnh năm 2006.

Về dân tộc: Hiện nay, toàn tỉnh Bến Tre có 24 hộ gia đình dân tộc, phần lớn là người Hoa và Khmer, sống rãi rác tại 8, huyện, thị xã của tỉnh. Bến Tre xác lập mục tiêu giảm 2% số hộ nghèo mỗi năm và tỉ lệ tái nghèo không vượt quá 20% trong tổng số hộ thoát nghèo. Tỉ lệ người biết đọc, biết viết hiện nay vào khoảng 97%, thuộc loại cao nhất các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2006, có 88% hộ sử dụng điện và 45% hộ dân nông

thôn sử dụng nước sạch. Tình hình kết cấu hạ tầng nông thôn có sự phát triển khá toàn diện, năm 2006 chỉ còn 2 xã chưa có đường ôtô đến trung tâm xã [39].

Qua số liệu và nhận định của đợt khảo sát nhanh về nghèo đói, có thể đánh giá rằng tình hình nghèo đói của tỉnh Bến Tre trong những năm gần đây đã có bước cải thiện đáng kể; đời sống người dân được nâng cao và điều kiện về kinh tế xã hội giữa các xã, huyện được tăng cường. Tuy nhiên, tỉ lệ nghèo đói vẫn còn ở mức cao, đặc biệt là sau bão Durian. Với tỉ lệ nghèo đói 20,02% năm 2006, nhiều huyện và xã vẫn thuộc diện địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như: Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú. Các huyện còn lại có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Tỉ lệ hộ dân sống trên ngưỡng nghèo là rất cao nhất là người dân ở các vùng xa, vùng sâu, vùng ven biển và những hộ sống nhờ vào nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi (giá biến động). Có thể kết luận rằng, số hộ nghèo thực tế ở địa phương cao hơn số liệu có thể thống kê được do cấp xã báo cáo. Nhiều hộ có nguồn thu nhập khá bấp bênh, việc bình xét hộ nghèo chỉ được thực hiện 01 năm/lần nên khó có được tỉ lệ xét, bình chọn chính xác. Tỉ lệ tái nghèo còn ở mức cao khi hầu hết hộ dân sống bằng nông nghiệp do giá cả lên xuống bất thường.

Tỉnh Bến Tre đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ cho người nghèo trong thời gian qua và tiếp tục trong thời gian tới. Tuy nhiên, cần xem xét lại hình thức tiếp cận người nghèo theo phương pháp truyền thống (vay vốn và trợ cấp). Tạo ra những phương pháp mới để người dân có thể nhận biết mình muốn gì, có thể làm được gì và có lợi như thế nào trong quá trình đó. Đây là một quá trình có thể mất rất nhiều thời gian.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói pot (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)