Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở huyện Tân Châu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói pot (Trang 46 - 50)

Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổn định, hàng loạt các chính sách XĐGN được triển khai đồng bộ ở tất cả các xã, thị trấn đã cải thiện đáng kể diện mạo nghèo đói ở huyện, đặc biệt là vùng biên giới và dân tộc. Những nỗ lực trên đã góp phần làm giảm nhanh tỷ lệ nghèo đói của huyện từ 9,09% năm 2001 (chuẩn cũ) xuống còn 6,87% năm 2006 (chuẩn mới). Bộ mặt các xã nghèo đã có sự thay đổi đáng kể, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên. Nhiều chính sách tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản được thực hiện như lập quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, huy động nguồn lực xóa nhà ở tạm bợ…

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tân Châu lần thứ IX năm 2005 khẳng định “XĐGN là nhiệm vụ lâu dài, là yếu tố cơ bản đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững. Do đó cần tiếp tục tuyên truyền vận động cộng đồng xã hội nâng cao nhận thức, có ý chí quyết tâm khơng cam chịu đói nghèo, tự lực vươn lên xóa nghèo ở địa phương, cho bản thân mình để có cuộc sống ngày càng khá hơn”.

Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Tân châu về đẩy mạnh công tác đào tạo nghề - giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 tiếp tục tạo sự thống nhất về nhận thức, quan điểm và tập trung huy động, phát huy các nguồn lực xã hội để thúc đẩy, nâng chất lượng công tác giảm nghèo, đặt nền tảng nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm các chính sách ưu đãi, an sinh xã hội được triển khai đầy đủ, đúng đối tượng để người lao động, hộ nghèo có việc làm ổn định, giảm nghèo bền vững, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Quán triệt và thực hiện tốt đường lối chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước huyện Tân Châu đã khắc phục hậu quả lũ lụt và tạo điều kiện thuận lợi - ổn định đời sống nhân dân, đặc biệt trong mùa nước nổi đảm bảo sống chung và an toàn với lũ. Đây là giải pháp có tác động rất lớn giúp XĐGN có hiệu quả và mang tính bền vững.

XĐGN là một trong những chính sách ưu tiên và là mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện với các chủ trương thực hiện như sau:

- Khai thác nhiều tiềm năng thế mạnh của từng đơn vị xã - thị trấn để định hướng sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm bằng việc tăng cường áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất. Tập trung thực hiện các chương trình quốc gia, chương trình kinh tế của huyện để

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng thuần nông.

- Xã hội hóa cơng tác XĐGN, Nhà nước tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ, cộng đồng chia sẻ góp sức, bản thân người nghèo phải tự lực vươn lên thoát nghèo, phấn đấu trở thành khá giả, xóa đi ý tưởng trơng chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

- Tập trung đầu tư - quy hoạch các tiểu vùng, khoa học kỹ thuật đảm bảo sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, nhằm tạo đà phát triển kinh tế. Song bên cạnh phát triển kinh tế phải gắn với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, từng bước cải thiện đời sống vật chất, văn hóa, xây dựng cơ sở phúc lợi cơng cộng, nâng dần đời sống về mọi mặt cho nhân dân, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho nhân dân, khắc phục tình trạng nghèo, dư thừa lao động tại địa phương.

- Thực hiện chiến lược phát triển con người một cách toàn diện, đặc biệt chú trọng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

- Thường xuyên đề cao cảnh giác, củng cố tình hình chính trị - trật tự an toàn xã hội một cách ổn định, bền vững, phát huy thế mạnh kinh tế huyện biên giới và cửa khẩu sông Tiền.

Từ những chủ trương trên các cấp - các ngành trong toàn huyện đã thực hiện một số hoạt động để góp phần thực hiện có hiệu quả cơng tác XĐGN trên địa bàn huyện:

Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, đặc biệt là hộ nghèo trong những năm qua như:

Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác phổ biến giáo dục pháp luật là khâu hết sức quan trọng trong việc thực thi pháp luật và giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật của người dân. Huyện thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở, người dân hiểu biết pháp luật thì họ sẽ tự bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của họ và phát huy quyền dân chủ của công dân để đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật [11].

Sự tham gia có hiệu quả trong XĐGN của Ngân hàng Chính sách xã hội: Ngân hàng

Chính sách xã hội huyện Tân Châu được thành lập và đi vào hoạt động vào năm 2003 đã góp phần quan trọng vào cơng cuộc thực hiện mục tiêu XĐGN và việc làm tại địa phương. Ngân hàng Chính sách xã hội là cơng cụ của Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Thơng qua Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên từ năm 2003 đến nay Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp được 6.696 hộ ổn định cuộc sống và 3.126 hộ thoát nghèo, tạo việc làm cho

khoảng 9.822 lao động (với doanh số cho vay 45.811 triệu đồng/ 12.312 lượt khách hàng vay) [18]. Ngồi ra, Ngân hàng Chính sách - xã hội cịn kết hợp với Hội đồn thể và ngành liên quan như Phịng Nơng nghiệp dạy nghề cho nông dân, cho họ vay vốn làm ăn phát triển kinh tế và từng bước thoát nghèo một cách bền vững. Nhiều hộ nhờ có chương trình lồng ghép này mà có cuộc sống ổn định, thốt được nghèo.

Thực hiện Quyết định số 31 của Chính phủ về thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, huyện Tân Châu có 2 xã thuộc vùng khó khăn là Vĩnh Xương và Phú Lộc (2 xã biên giới) với doanh số cho vay 2.536 triệu đồng/218 hộ, nguồn vốn trên góp phần cho các hộ vay chăn nuôi cá tra giống (nghề truyền thống của xã) đã cải thiện được kinh tế gia đình cũng như tạo cơng ăn việc làm cho các hộ gia đình tại địa phương.

Việc Ngân hàng Chính sách - xã hội thực hiện ký uỷ thác với tổ chức Hội đoàn thể về quản lý vốn vay hộ nghèo đã mang lại ý nghĩa rất lớn, gắn trách nhiệm của tổ chức với công tác XĐGN. Đây là là biện pháp có hiệu quả vì các Hội ở các tổ chức đoàn thể là những người gần gũi với hộ nghèo, nắm được tâm tư nguyện vọng và điều kiện cụ thể của từng đối tượng vay vốn giúp họ vay và trả tốt hơn. Tuy nhiên ủy thác qua tổ chức Hội đồn thể thời gian qua tuy có hiệu quả nhưng vẫn còn một số hạn chế, cán bộ hội ở cơ sở thay đổi thường xuyên, hoạt động mang tính kiêm nhiệm nên trong cơng tác quản lý cịn hạn chế.

Ban điều hành giảm nghèo ở cơ sở xã, thị trấn thời gian qua chưa xây dựng được chương trình kế hoạch cụ thể để giảm nghèo, đa số hộ vay tự phát trong làm ăn, khơng có tay nghề nếu bị rủi ro họ sẽ bị tái nghèo và mất vốn của Nhà nước.

Sự tham gia của các đoàn thể chính trị - xã hội: Thực hiện mục tiêu XĐGN các

đồn thể chính trị - xã hội của huyện đã tích cực tham gia bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền vận động nhân dân hiểu rõ tầm quan trọng của công tác XĐGN, tổ chức các lớp hướng dẫn hội viên chăn nuôi, mua bán nhỏ, mở các lớp tập huấn chương trình 3 giảm 3 tăng, các lớp dạy nghề may công nghiệp, may dân dụng, thêu, móc len, dệt, giới thiệu cho vay vốn tín chấp thơng qua Ngân hàng Chính sách… Thơng qua những hoạt động này đã giúp cho người dân nâng cao được nhận thức, tự lực vươn lên thoát nghèo, đặc biệt là hội viên của các Hội đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội nơng dân, Đồn thanh niên, Hội cựu chiến binh đã được các Hội này giới thiệu vay vốn tín chấp của Ngân hàng Chính sách xã hội. Hàng năm các cấp Hội giới thiệu cho trên 10 ngàn lượt hộ vay.

Đặc biệt, Hội phụ nữ huyện đã tham gia tích cực vào việc thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ huyện Tân Châu và kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu về XĐGN của huyện những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã chủ động, sáng tạo đề ra các chương trình hành động thiết thực vận động phụ nữ trong tồn huyện tham gia tích cực vào cơng cuộc XĐGN đạt hiệu quả thiết thực như sau:

Phát huy nội lực từ phong trào phụ nữ và cộng đồng tham gia XĐGN: Giúp phụ nữ

thực hiện XĐGN trước tiên phải huy động sự tham gia chủ động, tích cực của chính bản thân phụ nữ và các phong trào thi đua của phụ nữ. Chính vì vậy, tạo nguồn để giúp phụ nữ thực hiện XĐGN từ ngay trong nội lực phong trào phụ nữ được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện coi trọng hàng đầu. Từ rất sớm, Hội đã sáng tạo vận động cộng đồng thông qua phát động các phong trào: "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình", "Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo"..., trong đó nội dung chủ yếu là vận động phụ nữ tương trợ, giúp đỡ nhau trên tinh thần "ai có gì giúp nấy, người khó ít giúp người khó nhiều", với nội dung, hình thức phù hợp, ai cũng có thể tham gia và khơi dậy truyền thống "tương thân, tương ái".

Bên cạnh hoạt động giúp đỡ nhau trong sản xuất, phong trào "Nhà tình thương" đã được các cấp Hội triển khai ở tất cả các xã - thị trấn dưới nhiều hình thức: góp tiền, cơng lao động, vật liệu xây dựng... Với những hoạt động đó hàng năm Hội phụ nữ huyện đã giúp cho trên 100 hộ có nhà ở, trên 500 chị vượt qua khó khăn … là món quà rất thiết thực giúp phụ nữ nghèo có mái ấm, ổn định cuộc sống để làm ăn, thực hiện XĐGN.

Huy động các nguồn vốn nhằm hỗ trợ phụ nữ thực hiện XĐGN thơng qua mơ hình nhóm phụ nữ vay vốn tiết kiệm: Hàng năm các cấp Hội đã tín chấp, nhận ủy thác từ Ngân

hàng trên 20 tỉ đồng [12], cho hơn 5 ngàn lượt phụ nữ vay phát triển sản xuất, chăn nuôi, mua bán nhỏ. Thơng qua sinh hoạt nhóm, chị em được thơng tin về các nguồn vốn, điều kiện vay, hướng dẫn làm thủ tục vay và quan trọng là được Hội giới thiệu, bảo lãnh với Ngân hàng để vay vốn. Đây là những yếu tố quan trọng giúp chị em phụ nữ nghèo tự tin, nỗ lực, động viên nhau phấn đấu X ĐGN có hiệu quả.

Từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm (trên 300 triệu đồng) do Hội quản lý với mục tiêu tạo thêm việc làm có thu nhập, chuyển đổi cơ cấu kinh tế... đã giúp tạo việc làm cho gần 500 lao động nữ.

Hỗ trợ nâng cao kiến thức, kỹ năng, góp phần tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, XĐGN bền vững: Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đã phối hợp chặt chẽ với

ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hàng năm hơn 2 ngàn lượt phụ nữ được tham gia các lớp khuyến nơng, các mơ hình trình diễn chuyển giao cơng nghệ, kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi. Từ áp dụng kiến thức mới, rất nhiều phụ nữ khơng chỉ biết cách làm ăn có hiệu quả, XĐGN thành cơng mà cịn vươn lên thành những điển hình làm kinh tế giỏi với thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Tổ chức dạy nghề, giới thiệu và tạo việc làm cho phụ nữ nghèo: Hội Liên hiệp Phụ

nữ huyện vừa phối hợp với Trung tâm dịch vụ và giới thiệu việc làm của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh An Giang, vừa phối hợp với Trung tâm dạy nghề của huyện phát triển hình thức dạy nghề lưu động tại cộng đồng cùng với ưu tiên phụ nữ nghèo được học nghề và miễn giảm học phí với các nghề như may cơng nghiệp, may dân dụng, thêu, móc len… Hàng năm Hội đã dạy nghề cho hơn 800 phụ nữ và giới thiệu việc làm cho gần 1 ngàn phụ nữ. Đặc biệt là nghề thêu trên len và móc chỉ len Hội đã giới thiệu cho trên 200 chị học nghề và có việc làm tại chỗ.

Ưu tiên giúp phụ nữ là chủ hộ nghèo: Trong thực hiện công tác XĐGN, Hội tập

trung ưu tiên giúp hộ nghèo do phụ nữ nghèo làm chủ hộ tại địa bàn dân cư, nắm nhu cầu và lập kế hoạch phân công các chi hội, cá nhân giúp đỡ cụ thể với nhiều hình thức vốn, giống, ngày công, kiến thức... Với cách làm như vậy, hàng năm, trung bình Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã giúp được hơn 200 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ thực hiện XĐGN.

Bên cạnh những kết quả quan trọng đó, hoạt động XĐGN của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện cịn một số khó khăn, tồn tại như: Tỷ lệ phụ nữ nghèo còn cao, nguy cơ tái nghèo còn lớn. Còn nhiều phụ nữ nghèo thiếu vốn đầu tư cho sản xuất. Mặc dù số phụ nữ được vay vốn đã tăng lên, nhưng mới chiếm khoảng 30% trong số người vay vốn Ngân hàng. Trình độ, năng lực của phụ nữ nghèo cịn lạc hậu. Tỷ lệ phụ nữ tham dự các lớp khuyến nông cịn thấp, mới khoảng 25% trong những năm qua. Trình độ quản lý và tổ chức thực hiện của cán bộ Hội cơ sở một số nơi cịn hạn chế. Ngồi nguồn nhân lực thiếu, còn nguyên nhân quan trọng khác là quan niệm, định kiến xã hội về vai trò của phụ nữ và mặc cảm của ngay bản thân cũng là những cản trở tới hiệu quả của hoạt động XĐGN và sự tiến bộ của phụ nữ, nhất là phụ nữ nghèo.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói pot (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)