Kinh nghiệm của huyện Tịnh Biên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói pot (Trang 36 - 37)

Tịnh Biên là huyện nghèo của tỉnh An Giang, trong những năm qua đã gắn tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo, lấy tăng trưởng kinh tế làm đòn bẩy để giảm nghèo, đồng thời phát huy mọi nguồn lực, lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ góp phần giúp người nghèo có cơ hội vươn lên thốt nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm và hộ khá tăng lên.

Với đặc thù là huyện miền núi, dân tộc, biên giới, bị ảnh hưởng nặng nề của các cuộc chiến tranh, cơ sở hạ tầng của huyện còn nhỏ bé, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân cịn nhiều khó khăn. Cơng nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp cịn nhỏ bé, theo quy mơ sản xuất hộ gia đình, lao động chưa có việc làm và thiếu việc làm cịn cao. những yếu tố này làm cho huyện Tịnh Biên có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh An Giang. Trước những năm 1990 số hộ nghèo có tỷ lệ hơn 30%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào dân tộc Khmer trên 40%.

Trước tình hình trên huyện đã tập trung các nguồn vốn, chú trọng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, đã sửa chữa và nâng cấp 76 tuyến đường giao thông nông thôn tạo điều kiện cho lưu thông và phát triển sản xuất. Đã kéo được 95.500m tuyến trung thế, 81.500m tuyến hạ thế, mạng lưới điện quốc gia được mở rộng 13/13 xã - thị trấn. Đến năm 2005 có hơn 60% tổng số hộ đã dùng điện. Huyện đã đầu tư mở rộng hệ thống nước Chi Lăng - An Hảo, Xuân Tô - Tân Lập với đường ống dài 53.300, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, Năm 2005 số hộ sử dụng nước sạch chiếm 70% số hộ toàn huyện.

Từ năm 2000 đến nay thực hiện cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, nắm bắt xu thế hội nhập và phát triển huyện đã xác định lại cơ cấu kinh tế, thương mại dịch vụ là mũi đột phá, công nghiệp là lâu dài và nông nghiệp vẫn là nền tảng ổn định. Huyện đã huy động nguồn vốn, tập trung đầu tư xây dựng chợ cửa khẩu biên giới Xuân Tô, Chi Lăng, Nhà Bàng, khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên, khu hành chính huyện Tịnh Biên và lâm viên Núi Cấm. Những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,5% nâng GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 6,53 triệu/người/năm. Tăng trưởng kinh tế của huyện đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất văn hóa cho người dân, trình độ học vấn và cơng tác chăm sóc sức khỏe được từng bước nâng cao.

Gắn cho vay vốn ưu đãi, huyện đã mở nhiều lớp đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động, chú ý những ngành nghề truyền thống, sử dụng nguyên liệu ở địa phương như bảo quản nước thốt nốt, thêu ren, dệt thổ cẩm, may cơng nghiệp…

Các chính sách phúc lợi xã hội cho người nghèo như chăm sóc các trẻ mồ cơi, người già tàn tật được huyện giúp đỡ thường xuyên. Công tác y tế, giáo dục cho người nghèo được huyện chú ý nâng đỡ, từ năm 1998 đến năm 2004 đã khám và điều trị cho 70.000 lượt hộ nghèo, xây dựng căn nhà tình thương, 851 nhà tình nghĩa với tổng kinh phí 6,57 tỷ đồng, từ đó đã giảm bớt khó khăn cho hơn 2.000 hộ về nhà ở.

Công tác XĐGN của huyện đã đạt được kết quả thiết thực năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo tồn huyện cịn 14,11 giảm 3% so với năm 2003. Tuy nhiên công tác XĐGN của huyện cịn những tồn tại như cơng tác XĐGN chưa đồng đều và vững chắc, tốc độ giảm nghèo cịn chậm, trung bình mỗi năm hơn 1% tỷ lệ hộ nghèo của huyện Tịnh Biên còn cao nhất tỉnh [28].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói pot (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)