Nhóm nhân tố thuộc về xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói pot (Trang 30 - 32)

Những nhân tố xã hội tác động đến nghèo đói và hoạt động XĐGN bao gồm: Dân số và lao động, trình độ dân trí, đầu tư cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe, phong tục, tập quán, vấn đề cán bộ và tổ chức bộ máy quản lý, điều hành.

- Tình trạng nghèo đói liên quan chặt chẽ với sự gia tăng dân số và cơ cấu dân cư. Theo điều tra, bình quân nhân khẩu phải nuôi trên một lao động chính của các hộ nghèo thường cao hơn các hộ giàu. Như vậy, phải chăng nghèo đói, dân trí thấp dẫn đến sinh đẻ nhiều và đến lượt nó, sinh đẻ nhiều lại càng làm cho đời sống khó khăn hơn. Do sinh đẻ nhiều, thời gian lao động và thu nhập của hộ gia đình sẽ giảm. Ngược lại nhân khẩu trong gia đình tăng nên mức thu nhập bình quân đầu người của hộ giảm. Sức khỏe của người mẹ đẻ nhiều cũng suy giảm và tác động đến sức khỏe của những đứa con sau khi sinh làm cho sức lao động giảm dần, nguy cơ nghèo đói sẽ tăng cao.

Trên góc độ quốc gia, dân số tăng nhanh thì mức gia tăng thu nhập bình quân đầu người sẽ giảm. Với một nguồn lực hạn chế phải cân đối cho một lượng dân cư lớn hơn thì sẽ khó khăn cho việc huy động nguồn lực để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu XĐGN. Nếu cơ cấu dân số trẻ cao thì áp lực đầu tư cho giáo dục sẽ lớn, đầu tư cho phát triển sản xuất sẽ giảm dẫn đến tăng trưởng chậm. Một vấn đề khác nữa là, nếu tỷ lệ dân cư phân bổ ở những vùng nghèo tiềm lực và không theo quy hoạch của Nhà nước mà cao thì nguy cơ xuống cấp mơi trường và tình trạng nghèo đói sẽ lớn (do tình trạng phát nương làm rẫy, khai phá tài nguyên bừa bãi, làm xói mịn đất...) [24].

- Về lao động: Nếu cơ cấu dân cư có tỷ lệ lao động thấp, một lao động chính phải ni nhiều người ăn theo thì khả năng tăng trưởng kinh tế thấp, XĐGN sẽ khó khăn. Hoặc nếu cơ cấu lao động phân bổ chủ yếu trong nông nghiệp, tỷ lệ lao động trong cơng nghiệp và dịch vụ thấp, thì đó là một bất lợi lớn cho việc tăng nhanh mức thu nhập bình qn đầu người, tỷ lệ tích lũy sẽ thấp cũng như tăng trưởng kinh tế và XĐGN.

- Về giáo dục: Chất lượng lao động gắn với việc nâng cao trình độ dân trí và chiến

lược phát triển giáo dục. Hầu hết những người nghèo, vùng nghèo ở Việt Nam là những nơi có trình độ dân trí thấp. Cùng với tác động của thu nhập thấp nên việc đầu tư chăm lo cho con cái học hành của các hộ gia đình nghèo và vùng nghèo ít được quan tâm hơn, ít được học vấn, ít được đào tạo nghề nên ít có cơ hội tìm kiếm việc làm có thu nhập cao. Kết quả tỷ lệ đi học trong độ tuổi ở các vùng này sẽ thấp và như vậy, nguy cơ nghèo về tri thức dẫn đến nghèo đói về mọi mặt sẽ gia tăng.

- Về y tế: Người nghèo có thu nhập thấp và thường tập trung ở vùng khó khăn nên ít có điều kiện để chăm lo sức khỏe, bệnh tật phát sinh, sức lao động suy giảm ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và chi tiêu của họ. Họ phải gánh chịu hai gánh nặng: một là mất đi thu nhập từ lao động, hai là gánh chịu chi phí cao cho khám chữa bệnh. Kết quả là họ phải vay mượn, cầm cố tài sản để có tiền trang trải chi phí, dẫn đến tình trạng càng có ít cơ hội cho người nghèo thốt khỏi nghèo đói. Trong thời kỳ 1993 - 1997 tình trạng ốm đau của người giàu giảm 30% nhưng tình trạng của người nghèo vẫn giữ nguyên và theo báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004 thì năm 2002 tỷ lệ người bị ốm đau khơng lao động được của nhóm nghèo nhất gấp 2 lần nhóm giàu nhất; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cũng cao gấp 3 lần nhóm giàu nhất [16].

- Tác động của mơi trường chính trị, xã hội đến nghèo đói và XĐGN: Mơi trường

chính trị, xã hội và đói nghèo có mối quan hệ mật thiết với nhau. Một khi mơi trường chính trị, xã hội ổn định và tiến bộ sẽ là điều kiện tốt để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Các nhà đầu tư, các nhà sản xuất kinh doanh sẽ yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh; nhờ vậy mà thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, là cơ sở để tăng nguồn lực cho XĐGN. Mơi trường chính trị, xã hội ổn định và tiến bộ, việc huy động nguồn lực cho phát triển không những thuận lợi mà cịn có điều kiện thực hiện tốt hơn phúc lợi xã hội. Ngược lại, mơi trường chính trị, xã hội khơng ổn định thì mơi trường đầu tư sẽ bị xấu đi, rủi ro trong đầu tư sẽ cao. Do vậy, việc thu hút và khuyến khích đầu tư sẽ khó khăn, nguồn lực cho đầu tư bị giảm xuống, tăng trưởng kinh tế cũng giảm. Mặt khác, nếu tệ nạn xã hội phát sinh không hạn chế được như: trộm cắp, mại dâm gia tăng, đạo đức bị suy đồi... an ninh xã hội không được đảm bảo, xã hội rối loạn thì nghèo đói sẽ gia tăng.

- Bộ máy quản lý và cán bộ: Một vấn đề khác không kém phần quan trọng ảnh hưởng

đến thành quả thực hiện các mục tiêu XĐGN là vấn đề cán bộ, tổ chức bộ máy quản lý điều hành gắn với cải cách hành chính cơng. Để hỗ trợ cho người dân nói chung và người nghèo nói riêng tiếp cận tốt với các dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước, chuyển tải những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến tận người dân, tổ chức triển khai thực hiện việc chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, các chương trình, dự án đầu tư cho nơng thơn, cho người nghèo, cần có một đội ngũ cán bộ đủ năng lực (đủ số lượng, có chun mơn, có tinh thần trách nhiệm, có đạo đức) để thực thi nhiệm vụ trên. Thực tế cho thấy các mơ hình làm tốt cơng tác XĐGN đều cho thấy vai trò quan trọng của bộ máy và cán bộ ở các cấp nhất là cấp cơ sở. Kinh nghiệm XĐGN ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, các

chương trình hỗ trợ thực hiện XĐGN có hiệu quả khi có sự tham gia của người dân đặc biệt vai trò dẫn dắt của người cán bộ cơ sở hoặc người có uy tín trong cộng đồng dân cư.

Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là ở vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, trình độ cán bộ cơ sở xã, thôn rất thấp. Đa số cán bộ cơ sở ở các vùng này chưa học hết cấp 2, cá biệt có cán bộ cơ sở đọc viết chưa thành thạo. Lực lượng cán bộ khuyến nông, lâm của tỉnh, huyện tăng cường tham gia giúp xã thường không đủ mạnh. Bên cạnh số lượng cán bộ thiếu về số lượng, trình độ chun mơn hạn chế. Đây là nhân tố trở ngại cho công tác XĐGN.

- Giải quyết hậu quả chiến tranh: một nhân tố nữa làm tăng đói nghèo, tính phức tạp

cho XĐGN đó là hậu quả chiến tranh tàn khốc để lại. Ở Việt Nam hiện nay vẫn cịn hàng trăm nghìn người thương binh, gia đình liệt sĩ, hoặc bị ảnh hưởng chất độc gia cam, một số vùng tài nguyên, môi trường bị hủy diệt để lại những hậu quả nặng nề và lâu dài như: đồng ruộng bị hoang hóa, bom mìn, mơi trường bị ơ nhiễm... gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt [10].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói pot (Trang 30 - 32)