Hỗ trợ khoa học kỹ thuật, vốn và kinh nghiệm làm ăn cho hộ nghèo, xã nghèo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói pot (Trang 72 - 75)

chung, ở huyện Tân Châu nói riêng.

- Việc phân cấp quản lý hộ nghèo cho cơ sở từng bước đi vào ổn định, từ đó việc phân loại, rà sốt hộ nghèo sát với thực tế, đồng thời góp phần nâng cao vai trị quản lý và lập kế hoạch giảm nghèo ở cơ sở.

3.2.2.2 Hỗ trợ khoa học kỹ thuật, vốn và kinh nghiệm làm ăn cho hộ nghèo, xã nghèo nghèo

Mặc dù đã được Nhà nước giúp đỡ hỗ trợ cho hộ nghèo, nhưng thực tế đã chứng minh rằng nếu chỉ có hộ nghèo với qui mơ sản xuất nhỏ bé thì khả năng thốt nghèo là rất khó khăn. Do đó cần có sự giúp đỡ của tập thể, ở Tân Châu chính là các hợp tác xã (HTX) trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, đánh bắt cá (HTX xã Vĩnh Xương) và các tổ dịch vụ khác.

Trong lĩnh vực nông nghiệp ngoài củng cố nâng chất lượng hoạt động dịch vụ của các HTX, số còn lại mạnh dạn huy động nội lực mở rộng ngành nghề - dịch vụ, để tiến đến thành lập HTX “đa mục tiêu” như: bốc xếp, thu hoạch, phơi sấy, bảo vệ thực vật… tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho xã viên, thu hút lao động nghèo vào HTX.

Trong lĩnh vực cơng nghiệp - giao thơng ngồi việc nâng chất hoạt động HTX thêu đan (xã Châu Phong) hoạt động có hiệu quả hơn. Cần phải củng cố các HTX đã thành lập mà không hoạt động hoặc hoạt động chưa đúng luật, nhất là quan tâm HTX se tơ vì loại hình HTX này có khả năng thu hút được nhiều lao động vừa gắn với việc học nghề vừa có việc làm rất phù hợp với lao động nghèo. Cơ sở Dệt, thêu, đan Kim Loan là một ví dụ thành cơng ở lĩnh vực này.

Tăng cường các lớp huấn luyện chương trình 3 giảm - 3 tăng kết hợp tiết kiệm nước, lớp kỹ năng chọn tạo giống nâng cao và thực hiện nhiều điểm trình diễn để nơng dân thực hiện theo, trong đó chú trọng biện pháp làm cho cây lúa khỏe để tăng sức chống chịu của dịch bệnh.

Tổ chức trồng thí điểm trình diễn giống lúa, giống bắp lai, đậu, dưa có triển vọng để chọn giống thích nghi thay thế giống cũ đã thối hóa. Về vật ni phát triển các mơ hình ni ếch đồng, nuôi lươn và cá lóc trong bể lót nylon, ni heo hướng nạc, bị cao sản, ni vịt an tồn sinh học…

Thực hiện chuyển giao tiến bộ khoa học đến nông dân, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân biết tầm quan trọng của việc xuống giống tập trung và kỹ thuật chăm sóc cho cây lúa khỏe để chống chịu với bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.

Thực hiện tốt cơng tác dự tính, dự báo trên cơ sở xây dựng bẫy đèn theo dõi kết hợp kiểm tra trên đồng ruộng, để phát hiện các sâu bệnh gây hại sớm và hướng dẫn người dân phịng trị kịp thời.

Hướng dẫn nơng dân sản xuất theo qui trình trồng cây lúa khỏe và tiếp tục huấn luyện chương trình 3 giảm - 3 tăng kết hợp tiết kiệm nước và đi đến 5 giảm (giảm giống, phân đạm, thuốc bảo vệ thực vật, thất thoát trong và sau thu hoạch, giảm thất thoát lượng nước tưới) đảm bảo hạ giá thành đến mức thấp nhất để tăng thu nhập của người dân, đồng thời tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Mặc khác để giúp người nghèo thoát nghèo một cách bền vững cần phải hỗ trợ họ về kiến thức và kỹ năng xây dựng kế hoạch, bố trí sản xuất hợp lý, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào tổ chức sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm gắn với giải pháp hỗ trợ vốn, tăng thu nhập bền vững. Đối tượng cần tập trung ưu tiên khi thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo cách làm ăn là những hộ nghèo có lao động, có đất sản xuất nhưng thiếu kinh nghiệm, kiến thức; những hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách, phụ nữ nghèo. Thơng qua các lớp tập huấn tại địa bàn dân cư; hội nghị đầu bờ; xây dựng mơ hình trình diễn; sử dụng các tờ rơi; quảng cáo, phát hành tài liệu để phổ biến kiến thức cho nhân dân, nhất là các đối tượng nghèo. Nội dung cần tập trung ưu tiên hướng dẫn, phổ biến trong thời gian tới là: những kiến thức, kỹ năng về xây dựng kế hoạch, ra quyết định sản xuất kinh doanh phù hợp với thị trường; bố trí sản xuất; quản lý chi tiêu trong gia đình, quản lý sản xuất. Hướng dẫn kỹ thuật canh tác, trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ buôn bán nhỏ...Cung cấp thông tin về khoa học kỹ thuật, thị trường, nhất là các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa. Các chương trình, dự án đào tạo, tập huấn hướng dẫn người nghèo cách làm ăn phải phù hợp với tâm lý của người nghèo, phong tục của từng địa phương, bảo đảm cho đối tượng nghèo mau chóng có ý thức vươn lên tự thốt nghèo; Nhà nước giảm dần sự trợ giúp cho không.

Đối với những hộ nghèo có khả năng lao động nhưng thiếu vốn để đầu tư sản xuất

kinh doanh tự vươn lên thoát nghèo, Nhà nước tạo điều kiện để họ được vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi; ưu tiên đối với hộ nghèo có chủ hộ là phụ nữ; đối tượng chính sách. Ngồi ra, những hộ mới thoát nghèo hay cận nghèo cũng cần hỗ trợ cho hộ được vay vốn

tín dụng có lãi suất ưu đãi. Thủ tục cho vay, thu hồi vốn phải đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng và thời gian cho vay phải phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh. Áp dụng linh hoạt các phương thức cho vay, trong đó chủ yếu sử dụng tín chấp thơng qua hình thức nhóm tín dụng - tiết kiệm, hoặc các nhóm tương trợ tự nguyện của người nghèo, các đồn thể xã hội. Tùy theo điều kiện, tình hình của từng địa bàn để cung cấp vốn vay bằng tiền hay bằng hiện vật theo yêu cầu của hộ nghèo. Đẩy mạnh các biện pháp huy động để tạo nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu vốn và sử dụng vốn vay có hiệu quả. Kiểm sốt chặt chẽ vốn đầu tư, nhằm đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, sử dụng đúng mục đích, chống lãng phí, thất thốt và các hiện tượng tiêu cực trong quản lý, sử dụng vốn.

Q trình hỗ trợ vốn tín dụng cần ưu tiên cho vay: theo dự án cơ sở vừa dạy nghề vừa tạo việc làm tại chỗ. Các xã - thị trấn cần thành lập “Tổ quản lý vốn” hoạt động kiêm nhiệm để quản lý loại hình cho vay theo hình thức “Tổ tương trợ trả góp” để dần dần hình thành “Quỹ tương trợ” phát triển nguồn vốn XĐGN của địa phương. Thơng qua nguồn vốn XĐGN bình qn hàng năm cho vay 70% số hộ nhằm giúp cho hộ nghèo từng bước thốt nghèo và ngăn chặn số hộ có nguy cơ tụt nghèo. Phối hợp chặt chẽ với các ngành giúp vốn cho hộ cá thể phải bảo đảm qui định “học nghề - giúp vốn - việc làm”.

Huy động nguồn từ cộng đồng và thực hiện mô hình quản lý nguồn vốn có sự tham gia của người dân, kế hoạch sử dụng nguồn vốn được bàn bạc, thảo luận công khai tại cộng đồng và tập thể số đông sẽ quyết định làm gì, làm ở địa điểm nào và cách làm như thế nào. Nguồn vốn này có thể sử dụng vào củng cố cơ sở hạ tầng quy mô rất nhỏ phục vụ đời sống và sản xuất của người dân như: nước sạch, cơ sở chế biến lương thực, các hoạt động chuyển giao kỹ thuật, công nghệ phục vụ sản xuất, trợ giúp vốn, giống cho các gia đình khó khăn. Nguồn quỹ này cũng được sử dụng để trợ giúp các gia đình khơng may gặp rủi ro đột xuất (như có người ốm nặng, khơng có tiền chạy chữa, thiên tai hỏa hoạn, hồn cảnh khó khăn khơng thể khắc phục được). Với cách làm dân chủ, công khai sử dụng nguồn vốn và cơ chế huy động sự đóng góp của người dân (tiền của, nguyên vật liệu, sức lao động) kể cả sự hỗ trợ của những người có kinh tế khá giả, giàu có ở nơng thôn. Người dân sẽ thảo luận và quyết định mức đóng góp, quyết định sử dụng nguồn vốn và giám sát quá trình thực hiện để vốn sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, hạn chế được thất thốt.

Ngồi ra từng địa phương có thể huy động vốn từ cộng đồng trên cơ sở đóng góp tự nguyện của nhân dân và các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp thông qua Mặt trận Tổ quốc phát động đóng góp “Ngày vì người nghèo” để hình thành quỹ XĐGN của địa phương.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói pot (Trang 72 - 75)