Tổ chức thăm hỏi động viên các gia đình chính sách, người có cơng với cách mạng nhân dịp các ngày lễ lớn. Đôn đốc việc xét chọn, đề nghị công nhận xã - thị trấn làm tốt cơng tác chính sách Thương binh liệt sĩ và người có cơng. Tổ chức xét đề nghị khen thưởng và nhân rộng các điển hình tiên tiến về khắc phục khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Gắn với chương trình giảm nghèo và giải quyết việc làm tạo điều kiện cho hộ chính sách được ưu tiên vay vốn làm ăn như: chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh... để vươn lên thoát nghèo, cải thiện cuộc sống gia đình.
Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ người có cơng với cách mạng. Tăng cường phối hợp kiểm tra công tác quản lý và chi trả trợ cấp ưu đãi đối với người có cơng nhằm ngăn ngừa và hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra.
Rà soát lại số xã - thị trấn đã được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ và người có cơng để đánh giá được từng mặt, qua đó có giải pháp khắc phục tiêu chuẩn điểm yếu, chỉ đạo việc củng cố, giữ vững danh hiệu được công nhận. Chú ý thực hiện những biện pháp ngăn chặn, xử lý sai sót, tiêu cực và nâng cao mức sống cho các gia đình có cơng.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ nhận thức đầy đủ ý nghĩa của phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, là đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Mặc khác cần đặc biệt quan tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng hay sửa chữa nhà tình nghĩa cho các hộ thật sự gặp khó khăn, bức xúc về nhà ở. Ngoài ra phải tổ chức tốt việc thăm viếng, tặng quà trong dịp lễ, tết, cấp thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí, đưa đi điều dưỡng tập trung...
Hỗ trợ người nghèo khi gặp rủi ro và những hộ nghèo thuộc diện chính sách mà khơng có khả năng lao động. Trong cuộc sống thường xảy ra các rủi ro gây thiệt hại bất thường như mất mùa, sản xuất kinh doanh thua lỗ, tai nạn, ốm đau... làm cho rất nhiều người không nghèo cũng trở nên nghèo và cần sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng. Đối với người nghèo khi gặp những trường hợp trên càng dễ bị tổn thương nhiều hơn, nhất thiết phải có sự trợ giúp kịp thời của xã hội để họ có thể vượt qua. Ở Tân Châu ngồi hai đối tượng trên, cịn có một bộ phận khá lớn hộ nghèo, người nghèo thuộc đối tượng chính sách xã hội, chính sách người có cơng khơng có khả năng lao động mà cuộc sống của họ chủ yếu dựa vào sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng. Vì vậy, trong chương trình XĐGN và thực hiện các chính sách xã hội ln phải có một chính sách riêng, kế hoạch cụ thể để hỗ trợ kịp thời cho các đối tượng
này. Tuy chỉ là những chính sách XĐGN mang tính ngắn hạn, nhưng chính sách trợ cấp người nghèo khi gặp rủi ro là một chính sách hiệu quả nhất đứng từ phía người nghèo, đồng thời phản ánh tính nhân văn sâu sắc của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Thường xun phối hợp rà sốt nắm chắc hồn cảnh gia đình của các đối tượng chính sách để chủ động có kế hoạch hỗ trợ, chăm sóc đạt hiệu quả. Cùng Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các ngành, các cấp đẩy mạnh phong trào vận động đóng góp quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” để chăm lo cho gia đình chính sách.
Thực hiện tốt phương châm xã hội hóa cơng tác chăm sóc đời sống đối tượng chính sách là “Nhà nước - nhân dân - đối tượng” cùng chăm lo. Đẩy mạnh phong trào xã - thị trấn làm tốt cơng tác chính sách.
Thường xuyên nghiên cứu cải cách các mặt công tác quản lý, giải quyết chế độ ưu đãi cho đối tượng chính sách, đưa cơng tác này ngày càng có nề nếp và hiệu quả. Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh công tác chi trả ở các cơ sở, kết hợp tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ xã - thị trấn để tránh sơ hở, ngăn ngừa tiêu cực hoặc gây phiền hà.
Phối hợp làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, biểu dương và khen thưởng kịp thời các đơn vị, tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào đền ơn đáp nghĩa, nêu gương người tốt, việc tốt về đối tượng chính sách khắc phục khó khăn phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Kết hợp hỗ trợ với động viên để tránh cho đối tượng mặc cảm bị coi là ỷ vào Nhà nước không tự lực vươn lên.