Địa phương hỗ trợ xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói pot (Trang 25 - 26)

Huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu của chương trình theo chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn chun mơn của các Bộ ngành. Phân công, phân cấp rõ trách nhiệm của từng cấp và các ban, ngành cùng cấp trong việc tổ chức thực hiện chương trình theo nguyên tắc tăng cường phân cấp cho cơ sở và đề cao tinh thần trách nhiệm. Cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổng thể, cấp huyện tổ chức thực hiện, công việc tới xã, phường giảm nghèo tới hộ.

Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo tỉnh An Giang giai đoạn 2006 - 2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 3441/2005/QĐ-UBND ngày 23/12/2005) với quan điểm giải quyết đói nghèo đã có nhiều thay đổi mang tính tồn diện hơn. Từ chỗ chỉ giải quyết cho hộ nghèo vay vốn làm ăn chuyển sang giúp phương tiện mưu sinh, dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp người nghèo biết cách tự tạo việc làm. Tỉnh đã tập trung thực hiện các mục tiêu cơ bản để cho người nghèo từng bước ổn định cuộc sống như: Y tế, giáo dục, nhà ở, trợ cấp xã hội, miễn giảm thuế... để họ tự lực nâng dần mức thu nhập cho bản thân và gia đình.

Nghị quyết số: 07-NQ/TU ngày 26 tháng 01 năm 2007 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang khóa VIII, và chương trình hành động của UBND tỉnh An Giang về đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010.

Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh, công tác đào tạo nghề,

giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 [38].

Từ những chủ trương cụ thể trên huyện Tân Châu đã chủ động xây dựng chương trình hành động của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh ở cấp huyện và triển khai đến tận cơ sở, đồng thời đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu về giảm nghèo để phấn đấu, những vấn đề bức xúc như thực hiện về y tế, giáo dục, tín dụng, dạy nghề, giải quyết việc làm… cho người nghèo được lập đến xã - ấp; xây dựng cơ chế dạy nghề gắn với cho vay vốn tạo việc làm tại chỗ và đưa lao động đi làm việc ở các khu cơng nghiệp ngồi tỉnh để tăng thu nhập cho người lao động.

Huy động các nguồn lực từ Trung ương đến địa phương để đầu tư các dự án thuộc chương trình giảm nghèo (dạy nghề, truyền thông, giám sát, đào tạo, trợ giúp pháp lý, khuyến nơng…). Đầu tư các dự án thuộc chương trình 135 và cho vùng đồng bào dân tộc, hỗ trợ y tế cho người nghèo, vốn tín dụng từ Ngân hàng chính sách xã hội cho người nghèo.

Các địa phương đã huy động và phối hợp các nguồn lực của các chương trình với nhau để lồng ghép vào chương trình giảm nghèo. Cấp cơ sở chú trọng trong việc dạy nghề giải quyết việc làm, hỗ trợ tín dụng, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ để giảm nghèo. Đồng thời thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách hỗ trợ cho người nghèo về y tế, giáo dục, tín dụng, bảo trợ xã hội…

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói pot (Trang 25 - 26)