2.2.1 Thực trạng nghèo đói ở huyện Tân Châu
Cùng với sự đổi mới của đất nước, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Tân Châu đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân được nâng lên, công cuộc XĐGN đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên nghèo đói vẫn cịn tồn tại trên cả diện rộng lẫn chiều sâu.
Năm 2001 số hộ nghèo toàn huyện là 2.985 huyện chiếm tỷ lệ 9,09%, đến năm 2004 số hộ nghèo toàn huyện là 1.094 hộ đạt tỷ lệ 3,17%, bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2000 - 2005 tỷ lệ hộ nghèo giảm 1% [20]. Căn cứ chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006 -
2010, đến cuối năm 2005 số hộ nghèo là 2.874 hộ với tỷ lệ 8,46%, năm 2006 số hộ nghèo là 2.461 hộ với tỷ lệ 6,87%.
Nếu xem xét nghèo đói theo địa bàn thì xã có tỷ lệ hộ nghèo nhiều nhất là xã biên giới Phú Lộc 16,4%, xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là xã Long An 4,54%. Tuy nhiên số hộ nghèo tiềm ẩn có nguy cơ tái nghèo là rất cao (Xem bảng 2.1).
Bảng 2.1: Số hộ nghèo ở huyện Tân Châu năm 2006
Số TT Đơn vị (xã - thị trấn) Hộ nghèo Tỷ lệ (%) 1 Thị trấn Tân Châu 568 6,76 2 Xã Phú Lộc 246 16,4 3 Xã Vĩnh Xương 194 5,5 4 Xã Vĩnh Hoà 302 12,1 5 Xã Tân Thạnh 139 9,00 6 Xã Tân An 209 6,95 7 Xã Long An 144 4,54 8 Xã Long Phú 229 6,73 9 Xã Châu Phong 171 4,56 10 Xã Phú Vĩnh 137 4,70 11 Xã Lê Chánh 122 5,91 Toàn huyện 2.461 6,87
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tân Châu năm 2006.
Mặc khác, hộ nghèo chủ yếu của hộ gia đình huyện Tân Châu làm nghề nơng. Có đến 18.383 hộ gia đình trong huyện làm nơng nghiệp, chiếm tỷ lệ 51,32% trong tổng số hộ. Có 8.990 hộ làm thương nghiệp (25,9%), số cịn lại là các nghề khác chiếm tỷ lệ khơng đáng kể. Xem bảng 2.2.
Bảng 2.2 Ngành nghề chủ yếu của hộ gia đình Tân Châu
TT T
Ngành nghề Số hộ Tỷ lệ (%)
1 Nông nghiệp 18.383 51,32
3 Thuỷ sản 646 1,80 4 Công nghiệp 2.119 5,92 5 Xây dựng 1.086 3,03 6 Thương nghiệp 8.990 25,09 7 Vận tải 1.034 2,89 8 Dịch vụ khác 2.605 7,27 9 Ngành khác 914 2,56
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tân Châu năm 2006.
Theo bảng trên cho thấy, cuộc sống của người dân phụ thuộc vào sản xuất nơng nghiệp là chính. Những người khơng có đất thì làm th mướn theo mùa vụ nên thu nhập không ổn định. Quỹ thời gian nhàn rỗi của người dân nông thôn chưa được sử dụng là rất lớn (trên 20%). Thu nhập của họ bình quân đầu người khoảng 120.000 - 230.000 đồng/người/tháng. Điều này lý giải vì sao tỷ lệ nghèo đói ở Tân Châu cịn cao và chủ yếu rơi vào các hộ làm nghề nông và những hộ chuyên sống bằng nghề làm thuê trong nơng nghiệp.
Xem xét nghèo đói theo khu vực giữa nơng thơn và thành thị cũng cho thấy chỉ có 15,36% số hộ nghèo ở thành thị, cịn 84,64% số hộ nghèo tập trung ở vùng nông thôn và chủ yếu là hộ thuần nơng, thu nhập chính của các hộ này là từ sản xuất nông nghiệp và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
Ở một khía cạnh khác, hộ nghèo thường rơi vào hộ đông nhân khẩu, nhất là nhân khẩu phụ thuộc lao động giản đơn, thiếu việc làm hoặc việc làm khơng ổn định. Bình quân mỗi hộ nghèo có từ 5 - 7 nhân khẩu, một người làm nuôi 2 - 3 người (kể cả bản thân).
Nếu xem xét hộ nghèo theo giới tính thì hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ chiếm khoảng 20 - 25% hộ nghèo. Tuy nhiên số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ thường là những hộ khó khăn nhất trong các hộ nghèo. Phần nhiều chị em trong hộ nghèo là góa bụa, chồng ốm đau, khơng có sức lao động. Bởi ngồi nguồn lực thiếu, còn nguyên nhân quan trọng khác là quan niệm, định kiến xã hội về vai trò của phụ nữ và mặc cảm của ngay bản thân cũng là những cản trở tới hiệu quả của hoạt động XĐGN và sự tiến bộ của phụ nữ nhất là phụ nữ nghèo.
Hiện nay, huyện còn khoảng 160 hộ nghèo (chiếm 5,6%) chưa có điện và nước sinh hoạt, đa số hộ nghèo khơng có đất sản xuất và có khoảng 45 hộ sống nhờ trên đất người
khác. Kết quả điều tra cho thấy đại đa số hộ nghèo có thu nhập rất thấp, điều kiện sinh hoạt, kiến thức hạn chế, do đó XĐGN sẽ gặp nhiều khó khăn.