Tuyên truyền, khuyến khích, tạo điều kiện để người Hmông giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc mình

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tín ngưỡng của người Hmông tỉnh Lào Cai hiện nay pdf (Trang 101 - 108)

huy giá trị văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc mình

Do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thiếu hiểu biết về lịch sử mình, nguyên nhân bị choáng ngợp trước xu thế hiện đại hóa đang diễn ra quá nhanh trong khi đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc Hmông còn khó khăn, và cả nguyên nhân về sự thâm nhập của các tôn giáo, đặc biệt là đạo Tin lành. Một bộ phận người Hmông dễ có tâm lý tự ty, coi thường, thậm chí chối bỏ các giá trị văn hóa truyền thống. Hiện tượng một số đồng bao người Hmông không thích thể hiện phong tục tập quán của dân tộc mình như: nói tiếng dân tộc, ăn mặc..., mà làm theo kiểu người kinh ngày càng khá phổ biến. Cần thừa nhận một xu thế đang diễn ra, xu thế có tính tự phát, đó là xu thế Kinh hóa của một bộ phận người Hmông. Đây là xu thế không lành mạnh, cần uốn nắn khắc phục và tuyên truyền tạo điều kiện để đồng bào gìn giữ bản sắc dân tộc mình. Cụ thể là:

- Tuyên truyền quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam là tôn trọng lịch sử, tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán của các dân tộc trong đó có dân tộc Hmông. Trên tinh thần coi văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, cần có kế hoạch tổ chức nghiên cứu lịch sử, tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán và những giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc anh em, và phổ biến các kết quả nghiên cứu đó trong các

cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc thiểu số vừa hiểu sâu lịch sử văn hóa Việt nam, vừa hiểu sâu lịch sử và văn hóa dân tộc mình.

- Xây dựng các bảo tàng về dân tộc Hmông ở một số điểm văn hóa trung tâm của tỉnh. Sưu tầm bảo quản dưới dạng quay phim băng hình, chụp ảnh kỹ thuật số lễ hội và các sinh hoạt tín ngưỡng của người Hmông (tục sinh đẻ, tục cưới xin, tục làm nhà mới, tục tang ma...) vì các phong tục đó đang có nguy cơ mai một. Lưu giữ nhằm tuyên truyền cho người dân nói chung và người Hmông nói riêng những giá trị tốt đẹp về phong tục tập quán của mình, từ đó họ có ý thức để gìn giữ và trân trọng bản sắc của mình.

- Tổ chức giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong cộng đồng của tỉnh Lào Cai để hiểu nhau và học hỏi lẫn nhau. Tổ chức các cuộc hội thi văn hóa giữa các dân tộc trong vùng của tỉnh và giới thiệu các thành tựu và bản sắc tiêu biểu của dân tộc mình với đồng bào anh em

- Gắn văn hóa dân tộc, các sinh hoạt tín ngưỡng của người Hmông với các hoạt động du lịch để vừa quang bá bản sắc dân tộc, vừa có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Khách du lịch đến đây ngoài thăm thú danh lam thắng cảnh thì họ còn rất đặc biệt quan tâm đến phong tục tập quán của đồng bào nơi đây nhất là dân tộc Hmông.

- Đối với các lễ hội truyền thống đặc biệt của dân tộc Hmông, tỉnh Lào Cai nên có sự hỗ trợ về vật chất và sự quan tâm hơn nữa. Trong ngày lễ, các lãnh đạo như Mặt trận tổ quốc địa phương, lãnh đạo cấp ủy và chính quyền địa phương có đại biểu đến tham dự.

- Tuyên truyền, giáo dục nhân dân để hiểu biết về chính sách tôn giáo, tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước. Kiên quyết đấu tranh chống lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm quyền tự do tín nghưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.

Kết luận

Tôn giáo, tín ngưỡng của người Hmông vừa là sản phẩm vừa là sự phản ánh trở lại đời sống vật chất của xã hội Hmông. Nó phản ánh khát vọng bảo tồn dân tộc, khát vọng bảo vệ sự sinh tồn và hùng cường của dân tộc Hmông trong lịch sử. Từ những lý do đó, người Hmông luôn đề cao giá trị cố kết cộng đồng nhất là cộng đồng dòng họ. Tôn giáo, tín ngưỡng người Hmông là bức tranh phản ánh kinh tế - xã hội tộc người. Đồng thời tôn giáo, tín ngưỡng của người Hmông còn là nguồn sử liệu quan trọng khi nghiên cứu lịch sử, quá trình phát triển, di cư và đấu tranh bảo tồn bản sắc dân tộc Hmông. Nó còn thể hiện sự khát khao của dân tộc này về một cuộc sống no đủ và xã hội được yên bình. Người Hmông không còn phải lo sợ sự đàn áp của các dân tộc khác mà trong suốt lịch sử quá khứ mà họ đã gặp phải. Vì vậy tôn giáo, tín ngưỡng là thể hiện sự phản ánh và là chỗ dựa tinh thần của đồng bào người Hmông.

Trong quá khứ và hiện tại, Tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống của người Hmông luôn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của dân tộc này. Nó đã và đang tồn tại đậm nét và thực sự là những yếu tố bền vững, là thành tố cơ bản tạo nên bản sắc tộc người ở cộng đồng Hmông. Ngày nay, khi nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm làm cho dân giầu nước mạnh; khi nhân loại đang trải qua những biến động lớn lao trước xu thế hội nhập và phát triển, toàn cầu hóa, những xung đột sắc tộc tôn giáo... thì văn hóa tâm linh của người Hmông Việt Nam nói chung và Người Hmông Lào Cai nói riêng cũng thực sự đứng trước những thách thức của sự chuyển đổi và phát triển. Thực tế, đời sống văn hóa tâm linh của người Hmông gần đây đã và đang có những biến động với sự tự điều chỉnh về tập quán sống trong sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, đồng thời là sự cọ xát, phản ứng hay tiếp nhận các yếu tố tâm linh bên ngoài. Nhiều vấn đề đã và đang đặt ra với tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống của người Hmông ở Việt Nam nói chung và người Hmông ở Lào Cai nói riêng. Hiểu biết về điều đó lúc này là hết sức cần thiết để có thể góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy những thành tố văn hóa tôn giáo tín ngưỡng truyền thống, thể hiện bản sắc của đồng bào, giúp họ tiếp cận với những yếu tố văn hóa mới, trong quá trình phát triển.

Trong bối cảnh như vậy, chiến lược tôn giáo tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước ta nói chung và chính sách của đảng bộ, chính quyền địa phương Lào Cai nói riêng trong thời kỳ đổi mới thực sự là nền tảng chính sách vô cùng quan trọng giúp người Hmông, gìn gữ bản sắc văn hóa dân tộc mình góp phần cùng các dân tộc anh em khác xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Danh mục Tài liệu tham khảo

1. Vương Quỳnh Anh (1962), "Vấn đề tên gọi dân tộc Mèo", Tạp chí Dân tộc của

Ban Dân tộc Trung ương Đảng, (36).

1. Ban Dân tộc Miền núi Lào Cai (2000), Báo cáo tổng kết công tác tôn giáo, dân tộc

từ năm 2000 đến 2007.

2. Ban Dân vận Tỉnh uỷ Lào Cai (2008), Báo cáo tổng kết về công tác dân vận từ

năm 2000 đến 2007.

2. Phạm Đức Dương (1995), Về vị trí mối quan hệ giữa nhóm Hmông - Dao và các

nhóm ngôn ngữ Đông Nam á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành

Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Bế Viết Đắng (1978), Dân tộc Mèo - Các dân tộc ít người ở Việt Nam. Nxb Khoa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

học xã hội, Hà Nội.

4. Lê Sỹ Giáo (1995), "Quản lý xã hội cấp cơ sở ở các vùng nông thôn thiểu số miền

núi Việt Nam", Thông tin lý luận, ( 43 ).

5. Đỗ Quang Hưng (2002), Những biểu hiện mới của vấn đề tôn giáo trong vùng dân tộc

thiểu số của nước ta hiện nay (vài phân tích có tính phương pháp luận), Phòng tư liệu - Thư viện Viện Nghiên cứu Tôn giáo.

6. Đỗ Quang Hưng, Vương Duy Quang (2002), Những vấn đề cấp bách về tôn giáo ở

vùng dân tộc thiểu số của nước ta hiện nay (Khảo sát tại Tây Nguyên và

vùng núi phía Bắc): Kiến nghi (luận điểm và giải pháp), Phòng tư liệu - Thư

viện Viện Nghiên cứu Tôn giáo.

7. TS. Vũ Ngọc Kỳ (2004), Văn hóa Mông ở Hà Giang trong quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa.

9. Văn Lê (1993), "Từ đài FEBC đến vấn đề “Vàng Chứ”, đạo Kitô trong dân tộc Hmông ở nước ta", Tạp chí Công an nhân dân, (11).

10. Hà Lý (2003), Hỏi đáp về Tôn giáo và chính sách Tôn giáo, (sách phục vụ đồng

bào dân tộc thiểu số và miền núi), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

11. Michaud, J (1998), Bước đầu về lịch sử tộc người ở người Hmông Sa Pa, Việt Nam

- Một nghiên cứu đáng chú ý, Khoa Nghiên cứu về Đông Nam á, Đại học Tổng hợp Hull, Vương quốc Anh.

12. Hồ Chí Minh (1993), Biên niên tiểu sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Morechan G. ( ), Những đặc điểm chủ yếu của thuật Sa man của người Mèo trắng

ở Đông Dương.

21. Vương Duy Quang (2005), Văn hóa tâm linh của người Hmông ở Việt Nam, truyền

thống và hiện tại, Nxb Văn hóa - thông tin và Viện Văn hóa.

22. TS. Trần Hữu Sơn (1996), Văn hóa Hmông, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

23. Lâm Tâm (1961), "Lịch sử di cư và tên gọi của người Mèo", Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, (số: 61).

24. Doãn Thanh (1974), Dân ca Hmông, Ty Văn hóa Láo Cai xuất bản

25. Doãn Thanh (1993), Truyện cổ Mèo, Nxb Văn học, Hà Nội.

26. TS. Nguyễn Ngọc Thanh (1993), Những quy ước của người Mông.

27. TS. Ngô Hữu Thảo (2004), Tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Mông và sự xâm

nhập của đạo Tin Lành hiện nay,Nxb Chính trị quốc gia.

28. Lục Bình Thúy (1997), Quan hệ xã hội dân tộc Mèo ở SaPa (Tư liệu nghiên cứu

29. Tỉnh uỷ Lào Cai (2006), Người Mông Lào Cai và một số giải pháp, kiến nghị về

xây dựng đời sống văn hóa vùng đồng bào mông hiện nay, Lào Cai.

30. Tocarev X.A (1994), Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Viện Nghiên cứu Chính sách Dân tộc và Miền núi (2002), Vấn đề dân tộc và định

hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại

hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Viện Nghiên cứu Tôn giáo (1998), Những vấn đề liên quan đền hiện tượng “Vàng

Trứ”, Hà Nội.

33. Viên nghiên cứu tôn giáo (1998), Những kiến nghị cho giải pháp vấn đề người

Hmông theo đạo Vàng Trứ hiện nay, Hà Nội.

34. Đặng Nghiêm Vạn (1990), "Vấn đề xưng Vua và truyền đạo Thiên chúa ở vùng đồng bào Hmông", Tạp chí khoa học Công an, (10).

35. Đặng Nghiêm Vạn - Nguyễn Hồng Dương - Vương Duy Quang (2000), Về tình

hình phát triển của đạo tin lành ở mièn núi phía bắc, Trường Sơn, Tây nguyên, Hà Nội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tín ngưỡng của người Hmông tỉnh Lào Cai hiện nay pdf (Trang 101 - 108)