Lễ hội “Gầu tào”.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tín ngưỡng của người Hmông tỉnh Lào Cai hiện nay pdf (Trang 67 - 68)

Hội “Gầu tào” là lễ hội quan trọng ở vùng người Hmông. Lễ hội nhằm mục đích cho gia chủ cầu con, cho cộng đồng được mùa, “người yêu, vật thịnh”. Lễ hội ở Sa Pa thường được tổ chức sau ngày mồng hai Tết, kéo dài 1-3 ngày. Địa điểm mở hội là khu đất tương đối bằng phẳng, thuận tiện đi lại. Hai vợ chồng gia chủ nào đó lấy nhau đã lâu nhưng chưa có con làm ăn gặp nhiều khó khăn, được thầy cúng phán truyền mở hội “gầu tào” mới có người nối dõi, làm ăn yên ổn, no đủ. Ông chủ nhà chuẩn bị những điều kiện cần thiết để mở hội.

Ngay trước tết khoảng từ ngày 26-28 Tết, gia chủ đã trồng cây nêu (một cây mai vút ngọn). Trên ngọn nêu treo một dải vải đỏ, một dây dấy bản to xúng xính, một quả bầu khô đựng rượu. Những người đi chợ Tết, nam nữ thanh niên xa gần biết đó là điểm mở hội (có vùng treo dải vải lanh trắng hoặc lanh chàm sẫm).

Ngày 30 Tết, sau khi cúng tổ tiên ở nhà, gia chủ làm một mâm cúng đặt trịnh trọng ở gốc nêu, cầu khẩn các lực lượng siêu nhiên phù hộ cho con trai, làm ăn khấm khá. Ngày mồng một Tết mở hội, sau bài cúng của thầy cúng, đại diện các khách dự hội cầu chúc gia chủ, cầu chúc dân làng “người yêu, vật thịnh”. Điệu múa khèn, nghi lễ khai hội mở đầu, tiếp theo là cảnh hát hội “chù gầu tào” và khách ở xa, ở gần đều tham gia các trò vui, cuộc đấu của ngày hội. Đám bắn thi nỏ quy định tiêu điểm bằng một chiếc lá nhỏ hay một hạt ngô, trước tĩnh, sau tiêu điểm di động. Người thắng cuộc được thưởng

một bầu rượu... Đám hát “gầu plềnh” khá đông vui không chỉ thu hút các cặp trai trẻ mà cả những người yêu cũ gặp nhau cũng hát hỏi thăm đậm đà tình cảm, có thể hát ứng tác giao duyên, có thể thổ lộ tình cảm qua hát, qua nhạc cụ...

Hết thời gian mở hội thầy cúng và các cụ già làm lễ hạ cây nêu. Thân cây nêu (cây mai) gia chủ đem về làm giát giường mong sớm có con. Bầu rượu được đổ tung ra bốn hướng, mảnh vải đó gia chủ đem về treo trong nhà cầu mong hồng phúc.

Bên canh hệ thống lễ thức liên quan đến chu kỳ đời người và các lễ thức cộng đồng, người Hmông còn có một vài nghi lễ liên quan đến sản xuất như lễ cúng cầu mùa, lễ cầu không bị mưa đá ở vùng Bắc Hà... Nhưng nhìn chung các nghi lễ liên quan đến sản xuất còn đơn giản chỉ có phần lễ, còn phần diễn xướng hầu như không đáng kể. Các nghi lễ này chỉ mang tính chất cá nhân của gia đình không mang tính cộng đồng. So với các dân tộc láng giềng cùng sản xuất nương rẫy như Kháng, Dao, Phù Lá, La Ha, nghi lễ của người Hmông còn đơn giản hơn nhiều. Trong lễ thức của người Hmông có đặc điểm nổi bất là lễ thức gia đình, lễ thức cộng đồng dòng họ phát triển hơn cộng đồng “giao”. Đặc điểm này phản ánh quan hệ huyết thống ở người Hmông có sự cố kết hơn quan hệ láng giềng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tín ngưỡng của người Hmông tỉnh Lào Cai hiện nay pdf (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)