Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Lào Ca

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tín ngưỡng của người Hmông tỉnh Lào Cai hiện nay pdf (Trang 25 - 27)

Lào Cai là một tỉnh vùng cao, biên giới; diện tích tự nhiên 6.357,08 km2; có đường biên giới giáp với Trung Quốc dài 203 km. Tổng dân số 55,7 vạn người với 25 dân tộc sống đan xen nhau, trong đó có 24 dân tộc thiểu số với 39 vạn người, chiếm 64,8%, cư trú ở 142 xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa . Trong số các dân tộc thiểu số thì dân tộc Hmông có số lượng đông nhất, gồm 22.126 hộ, 131.306 khẩu, chiếm tỷ lệ 22,21% dân số toàn tỉnh; tiếp theo là dân tộc Tày (Tày, Pa Dí, Thu Lao) 88.257 người, chiếm 15,84%; dân tộc Dao 78.284 người, chiếm 14,05%; dân tộc Giáy 26.187 người, chiếm

4,7%; dân tộc Nùng 24.516 người, chiếm 4,40%; còn lại là các dân tộc khác. Trong số

25 dân tộc nói trên, chỉ có 15 dân tộc cư trú thành làng, bản.

Toàn tỉnh có 8 huyện 01 thành phố, 164 xã, phường, thị trấn (145 xã và 19 phường, thị trấn); trong đó có 138 xã vùng cao; 125 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn (xã 135), chiếm 77% (nay là 81 xã); 26 xã biên giới; 2.033 thôn bản, tổ dân phố. Riêng người Hmông sống phân tán ở cả 9/9 huyện, thành phố, 118 xã, trong đó 23 xã có 100% người Mông; 526 thôn bản (trong đó 313 thôn bản có 100% người Hmông), tập trung chủ yếu ở các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Sa Pa, Mường Khương, Bát Xát, Bảo Yên, số còn lại sống phân tán, rải rác, đan xen với các dân tộc khác.

*Về kinh tế

Trong năm qua đươc Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội như 327, 661, 135, 134… và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, tạo nên những diện mạo mới về phát triển kinh tế của tỉnh, đời sống nhân dân được nâng cao, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt mức trung bình 11, 2%, riêng năm 2007 đạt

12,7%, tổng thu ngân sách năm 2005 đạt 620 tỷ đồng, năm 2006 đạt khoảng 600 tỷ đồng, bình quân GDP đầu người đạt gần 300 USD/người/năm 2006, cụ thể:

Về sản xuất nông lâm nghiệp: Diện tích lúa năm 2006 là 25,5 ngàn ha; ngô đạt 24,4 ngàn ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 181 ngàn tấn, tăng 3,4% so kế hoạch. Diện tích cây đậu tương, sắn, rau, đạt kế hoạch đề ra. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển đổi mạnh. Trồng và bảo vệ rừng đạt kết quả tốt. Các mô hình tiêu biểu về sản xuất chăn nuôi giỏi ngày càng nhiều.

Về sản xuất công nghiệp: Các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn được duy trì và có bước phát triển; trong đó công nghiệp trung ương 228 tỷ đồng, công nghiệp địa phương đạt gần 200 tỷ đồng, riêng khai thác quặng sắt năm 2006 ước đạt 42,88 tỷ đồng; sản xuất xi măng giảm 12,2% cùng kỳ.

Về xây dựng cơ bản: Thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ sở từ nguồn vốn Nhà nư- ớc do địa phương quản là 590 tỷ đồng, đạt 60% kế hoạch. Trong đó vốn cân đối qua ngân sách địa phương là 111 tỷ đồng.

Về giao thông vận tải: Hoạt động ổn định và phát triển, năm 2005 đã có 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, các đường liên thôn bản được đầu tư phát triển mạnh, giá trị vận tải hàng hóa năm 2006 ước đạt 38 tỷ đồng, bằng 88,5% kế hoạch, tăng 16,5% so với cùng kỳ.

Về hoạt động thương mại - du lịch - dịch vụ: Tiếp tục giữ vững nhịp độ phát triển; tổng vốn bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội trên địa bàn năm 2006 ước đạt 1.080 tỷ đồng, tổng số khách du lịch đến Lào Cai khoảng 404 nghìn lượt người, trong đó khách quốc tế là 138 nghìn lượt người, tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 160,3 tỷ đồng; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai ước đạt 294 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh đạt khoảng 14,3 triệu USD.

Về công tác tài chính - tín dụng - tiền tệ: Cơ bản ổn định.

Công tác xóa đói giảm nghèo có nhiều tiến bộ, đến năm 2006 còn 7% (theo tiêu chí cũ), 43,01% (theo tiêu chí mới), trong đó dân tộc thiểu số chiếm 40,7%.

Công tác cứu trợ, bảo trợ xã hội, cứu đói cho nhân dân được triển khai kịp thời, có kết quả.

* Về văn hóa - xã hội

Công tác giáo dục và đào tạo tiếp tục chuyển biến tích cực, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay tỷ lệ huy động trẻ em đến trường đúng độ tuổi đạt 95%, chất lượng học tập từng bước nâng cao, 100% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ. Cơ sở vật chất tếp tục củng cố, tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp ở vùng sâu, vùng cao ngày càng được hoàn thiện, 100% trường tiểu học và trung học cơ sở có đủ trang thiết bị, đồ dùng, sách giáo khoa phục vụ cho việc dạy và học theo tiêu chuẩn của Bộ giáo dục - Đào tạo. Chất lượng đội ngũ giáo viên cũng được nâng cao.

Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm đúng mức, cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ y tế các cấp đã được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Các chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế được triển khai có hiệu quả. Đáng chú ý là số đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đặc biệt khó khăn đã được cấp sổ khám chữa bệnh miễn phí, được bà con rất hoan nghênh và sử dụng có hiệu quả.

Công tác văn hóa - thông tin - thể dục thể thao được đẩy mạnh: Các đội thông tin lưu động thường xuyên đến các cơ sở để chiếu phim, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cho nhân dân. Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao gắn với sinh hoạt cộng đồng tại các thôn bản và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư phát triển mạnh. Hệ thống báo chí, phát thanh, truyền thanh, truyền hình cũng được đầu tư phát triển mạnh, cung cấp thông tin kịp thời đến cơ sở và người dân… góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tín ngưỡng của người Hmông tỉnh Lào Cai hiện nay pdf (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)