Tổ chức quan hệ xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tín ngưỡng của người Hmông tỉnh Lào Cai hiện nay pdf (Trang 34 - 39)

* Gia đình

Gia đình chính là cái nôi hình thành và phát triển văn hóa truyền thống. Đồng bào Hmông gọi gia đình là Tsen nenhs. Gia đình nhỏ phụ hệ là loại gia đình chủ yếu của nghười Hmông Lào Cai. Đó là loại gia đình hai thế hệ, bao gồm một cặp vợ chồng cùng con cái chưa xây dựng gia đình. Loại gia đình này là phổ biến. Tiếp theo là gia đình một cặp vợ chồng cùng con cái và bố mẹ chồng hoặc một trong hai người đó. Số gia đình này có thêm một số em trai chưa vợ, em gái chưa chồng chiếm một tỷ lệ đáng kể.

Như vậy các gia đình Hmông chủ yếu là gia đình nhỏ gồm cặp vợ chồng, bố mẹ già và con cái. ở miền Đông (Bắc Hà, Mường Khương) số gia đình chỉ có cặp vợ chồng và con cái chiếm tỷ trọng nhiều hơn miền Tây (Sa Pa, Bát Xát, Than Uyên). Anh em chỉ sống khi còn nhỏ, đến khi lấy vợ, lấy chồng đều tách ra ở riêng, đó là việc bình thường. Bình quân mỗi gia đình người Hmông Lào Cai có 6,7 nhân khẩu. ở các huyện miền Đông quy mô gia đình ít người (Bảo Yên chỉ có 5,41 người/ hộ). Riêng các huyện miền Tây, quy mô gia đình vào loại đông nhất so với các dân tộc ở Lào Cai (7,91 người/ hộ). Các gia đình người Hmông ở khu vực thành phố, thị trấn chỉ có 4-5 người/ hộ nhưng ở các xã xa xôi có khi bình quân mỗi gia đình có đến 8,7 người. Số gia đình có từ 8-10

người chiếm tỷ lệ 85%, số gia đình từ 11người trở lên chiếm tới 9% gia đình dưới 8 nhân khẩu chiếm tỷ lệ ít nhất là 6%.

Gia đình Hmông là một đơn vị kinh tế, sự phân công lao động trong gia đình rất chặt chẽ theo giới tính và lứa tuổi. Người nam giới đảm nhiệm toàn bộ công việc của nương rẫy, cày nương, chặt cây, cuốc đất, mua bán, chăn nuôi, lại phải xe lanh dệt vải...nhưng người phụ nữ không bao giờ đi cầy, làm công việc chính, xây dựng nhà.

Ngày mùa người phụ nữ phải lao động từ 15 - 18 tiếng một ngày. Người già, trẻ nhỏ phụ giúp làm nương, cắt cỏ ngựa, kiếm củi, chăn lợn, chăn trâu... Guồng máy lao động gia đình Hmông khá chặt chẽ, không thể thiếu bất cứ một lao đông phụ nào trong mùa làm nương rẫy.

*Dòng họ

Người Hmông có nhiều họ, mỗi họ có nhiều dòng họ và mỗi dòng họ lại có các chi khác nhau. Những người có chung một tên họ như: Giàng, Vừ, Thào, Lầu, Lý... đều coi nhau là anh em dẫu không có cùng một ông tổ. ở Lào Cai có hơn ba mươi tên họ khác nhau. Trong đó có 6 tên họ lấy tên con vật: Sùng (gấu), Hầu (khỉ), Lồ (lừa), Má (ngựa), Giàng (dê), Lùng (rồng); ba họ lấy tên màu sắc: Hoàng (màu vàng), Lù (màu xanh), Hùng (màu đỏ); Hai họ lấy tên cây: Thào (đào), Lý (mận); hai họ lấy tên đồ vật: Cư (trống), Thèn (thùng), và một số họ có tính chất chung hoặc chưa xác định được nội hàm tên gọi như: Mùa, Châu, Phàng, Tẩn, Tráng, Hạng, Vàng... Các mối quan hệ trong cùng một tên họ rất mờ nhạt hầu như không có sự thống nhất về các mặt kinh tế - xã hội. So với những người không có cùng một tên họ, những người có chung họ đối xử với nhau thân thiết hơn. Có nghĩa là khi một thành viên gặp khó khăn, các người khác thường tương trợ giúp đỡ, song sự giúp đỡ đó không phải là nghĩa vụ bắt buộc.

Những người cùng họ là anh em cùng họ, cùng tổ tiên “cư tề thông xếnh thông đang”. Từ xưa những người cùng dòng họ là do một ông tổ “Pù Dâu” sinh ra. Nhưng ông tổ này không cụ thể nên ký ức về ông tổ rất mờ nhạt, chung chung. Về sau do chiến tranh loạn lạc, anh em mỗi người một ngả. Vì vậy khi muốn nhận ra anh em cần xem xét các dấu hiệu, các điều kiêng kị và nghi lễ cúng bái riêng của dòng họ. Các điều kiêng kỵ này thường là kiêng ăn một số loài thú hoặc bộ phận thú. Ví dụ dòng họ Giàng

kiêng không ăn tim, một số dòng họ Hờ kiêng không ăn khỉ, họ Lý kiêng không ăn lá lách... ngoài ra, còn có các điều kiêng kỵ khác như: dòng họ Và lên rẫy không mang rau ớt để ăn cơm nắm, con dâu dòng họ Lầu kiêng quét bếp. Mỗi điều kiêng kỵ đều kèm theo một câu chuyện giải thích lý do tại sao phải kiêng. Đặc biệt mỗi dòng họ còn có những nghi lễ cúng bái làm ma riêng biệt. Các nghi lễ cúng quan trọng như cúng ma buồng “đá trùng”, ma lợn ‘bua đar”, ma trâu “nhu đar”, giữa các dòng họ có sự khác nhau về số lượng bát cúng, địa điểm cúng và cách ăn, cách chia thịt bầy bát, bài cúng... Điển hình là trong lễ cúng ma trâu, họ Sùng bày 13 bát và chia thịt từ trái sang phải, họ Giàng bày 33 bát theo đường vòng tròn từ trái qua phải, họ má bày 19 bát theo đường thẳng.

Các gia đình trong dòng họ không nhất thiết phải cư trú gần nhau. Một dòng họ ở Bắc Hà nhưng có thành viên cư trú tận Mù Căng Chải. Nhiều dòng họ Thào, họ Lý ở Sa Pa nhưng có thành viên cư trú tận Lai Châu. Tuy ở xa nhưng mỗi khi đến nhà nhau thì được coi như người nhà, có thể ốm hoặc chết ngay trong nhà người cùng tổ tiên. Thành viên trong dòng họ dù ở xa đến mấy cũng tuyệt đối không có quan hệ hôn nhân với nhau. Mỗi dòng họ không có cơ quan lãnh đạo, không có người trưởng dòng họ nhưng những công việc tương tự, giúp đỡ thành viên khi gặp khó khăn vẫn được duy trì khá đều đặn và trở thành nguyên tắc đối với cá nhân hoặc gia đình trong dòng họ.

Như vậy, những người có chung tên họ ngoài mặt tình cảm là mối liên hệ trực tiếp chủ yếu còn không hề có mối liên hệ nào về mặt kinh tế, tôn giáo, tín ngưỡng, xã hội. Đặc trưng của dòng họ là thể hiện đậm nét ở sự thống nhất về tư tưởng, còn về xã hội nhất là kinh tế càng trở nên mờ nhạt. Có thể nói, cộng đồng tín ngưỡng với những kiêng kỵ lễ nghi riêng chính là chất keo tạo nên sự cấu kết lâu bền trong quan hệ dòng họ. Có lẽ trước kia, những người cùng dòng họ có mối quan hệ chặt chẽ hơn nhiều, không chỉ có sợi dây tình cảm cùng các lễ nghi ràng buộc mà còn có sự thống nhất về mặt kinh tế xã hội. Dần dần do hoàn cảnh lịch sử, do dân số phát triển, thành viên các dòng họ phân tán khắp nơi, Phá vỡ cộng đồng kinh tế và xã hội.

ở phạm vi hẹp, dòng họ là một tập thể con cháu ba đời bao gồm vài chục gia đình có chung một ông tổ cụ thể. Đó là một đơn vị cố kết cộng đồng huyết thống theo hệ cha,

các thành viên trong dòng họ gắn bó với nhau theo cùng một phả hệ dòng nam và do một ông tổ cụ thể, còn có người nhớ được. Thông thường là ba thế hệ. Thành viên trong dòng họ là những người nam giới cùng vợ con họ. Riêng các thành viên là nữ cùng thế hệ với thành viên nam tuy đã đi lấy chồng, thuộc về dòng họ nhà chồng nhưng vẫn liên hệ chặt chẽ với dòng họ xuất thân và dòng họ luôn có trách nhiệm quan tâm đến thân phận làm dâu của họ. Đứng đầu dòng họ là trưởng tộc gọi là Hổ Pấu, ông là người có đạo đức, có uy tín, luôn quan tâm đến đời sống các thành viên. Ông là người có nhiều kinh nghiệm sản xuất, giỏi tổ chức săn bắn, thạo nghề rèn, am hiểu các lễ nghi kiêng kị riêng của dòng họ, nắm chắc phong tục tập quán và các lý của người Hmông. Ông có trách nhiệm trực tiếp tổ chức khai hoang, giải quyết các vụ xích mích trong dòng họ, hướng dẫn các gia đình khi có ma chay, cưới xin. Ông cùng là người thay dòng họ giao thiệp với chính quyền và các dòng họ khác, đồng thời là người tổ chức các vụ kiện, đi đòi nợ máu xưa kia. Có người tộc trưởng do các thành viên dòng họ bầu ra nhưng cũng có những nơi lại do người tộc trưởng cũ tìm chọn và bồi dưỡng. Đặc biệt ở huyện Sa Pa, người tộc trưởng hình thành một cách tự phát: người tộc trưởng cũ mất đi, người có uy tín luôn được các thành viên hỏi ý kiến thì dần trở thành tộc trưởng.

Sự thống nhất về mặt xã hội của dòng họ thể hiện khá đậm nét trong cư trú. Các dòng họ cư trú gọn ở một bản hoặc một phần của bản. Trước đây các gia đình Hmông thường tổ chức di cư theo từng dòng họ. Vì vậy, ở những vùng du canh, du cư như một số xã thuộc huyện Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa, mỗi một bản chỉ có một dòng họ hoắc hai ba dòng họ nhỏ cùng có chung một dòng họ lớn. Đặc điển cư trú này phản ánh ngay trong tên các bản Lý Lao Chải, Hầu Thào, Giàng Ta Chải ở Sa Pa... Dần về sau, do dân số phát triển, do quan hệ hôn nhân hay có điều kiện định cư mới xuất hiện một số bản có hai ba dòng họ khác dòng họ cùng cư trú nhưng vẫn có một dòng họ lớn.

Sự thống nhất về tư tưởng của dòng họ biểu hiện tập trung nhất về kí ức đối với ông tổ chung. Người Hmông không có chữ viết nên trừ những gia đình chức dịch biết chữ Hán còn hầu hết đều không có gia phả nhưng mọi thành viên của dòng họ luôn nhớ kỹ về lịch sử ông tổ, lịch sử di cư của dòng họ mình. Trong các lễ ma bò, lễ giải hạn, người tộc trưởng phải có nghĩa vụ nhắc lại sự nghiệp của tổ tiên cùng các kí hiệu quy

định của dòng họ cho con cháu. ở vùng Bắc Hà, Bát Xát, trước kia cứ ba năm một lần, vào ngày 29 tết, các thành viên lại phải tập trung ở nhà ông tộc trưởng làm lễ “Tu Su” là lễ cúng ông tổ cầu mong cho dòng họ đông con nhiều cháu, làm ăn tốt lành, tránh mọi tai nạn. Lễ “Tu Su” là một nghi lễ rất quan trọng nhằm tăng cường sự cố kết cộng đồng dòng họ

*Cộng đồng làng

Làng người Hmông là một tổ chức xã hội cơ sở bao gồm một số nóc nhà, gọi là “giao”, mỗi “giao” đều có tên riêng. ở Lào Cai các tên gọi “giao” thường bắt nguồn từ những yếu tố sau:

Tên “giao” được gọi theo họ (hãn hữu là tên) của dòng họ có công lập làng đầu tiên như: “Lý Lao Chải”: làng cũ họ Lý, “Má Cha”: làng họ Mã, “Giàng Tà Chải”: làng lớn họ Giàng, “Giàng Phìn”: bãi bằng họ Giàng ở... thống kê ở 4 huyện: Bắc Hà, Sa Pa, Bát Xát, Mường Khương có đông người Hmông ở, số tên giao gọi theo kiểu này là 19 làng. riêng Sa Pa có 10 làng. Tên “giao” găn với làng mới, làng cũ: “Sín Chải, Lao Chải”.Tên gọi “giao” gọi theo đặc điển địa lý tự nhiên, đây là loại tên “giao” phổ biến của người Hmông Lào Cai, đó là các tên về đặc điểm núi, suối, hồ, rừng cây, đặc điểm đất...Ngoài ra, ở các huyện vùng thấp, người Hmông đến cư trú sau người Tày, Thái, Kinh họ đặt tệ “giao” theo tên làng bản của người Kinh, Tày, Thái như: Nậm Xé, Nậm Xây, Nậm Tu, Nậm Chày, Na Nheo (Văn Bàn) hoặc làng Cung, làng Có, Làng Mai (Bảo Thắng)

Điểm nổi bật của các “giao” của người Hmông cư trú độc lập, chủ yếu chỉ có thuần người Hmông. ở vùng thấp (Bảo Yên, Bảo Thắng...), người Hmông mới di cư đến buộc phải sống xen kẽ với các dân tộc đã ở đây lâu đời (người Dao, người Tày...) trong cùng một làng. Nhưng dù cùng làng, người Hmông vẫn tách riêng. Và chòm xóm đó người Hmông vẫn coi là giao của mình.

Về mặt tổ chức, mỗi “giao” chỉ có một hoặc hai người đứng đầu gọi là “lùng thầu” hay “sống thầu”. Họ là những người đại diện các gia đình trong “giao” cử ra theo chế độ luân phiên. Họ có nhiệm vụ thực hiện quy ước chung của làng.

Cộng đồng “giao" có sự cố kết nhất định về mặt kinh tế - xã hội tinh thần tuy không có đất canh tác riêng (ruộng đất thuộc quyền sở hữu của từng gia đình) nhưng mỗi “giao” đều có địa vực cư trú riêng, có khu rừng công, có bãi chăn thú, có sông suối, đồi cỏ... mọi gia đình trong “giao”đều có quyền sử dụng. Rừng chung là rừng thuộc địa dư một “giao” hay nhiều “giao” ở gần nhau, được “giao” khoanh lại từng khu, các thành viên trong “giao” đều có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ. Ai cần sử dụng gỗ làm nhà cửa phải được người đứng đầu “giao” đồng ý. Khoảng rừng riêng của từng gia đình (do trồng hoặc chiếm hữu rừng tự nhiên) phải được “giao” công nhận mới được sử dụng. ở khu vực Cao Sơn - Mường Khương và một số xã thượng Bắc Hà, mỗi “giao” có một số nguồn nước riêng, các thành viên có trách nhiệm sử dụng và bảo vệ... Ngoài ra các công việc chung khác của “giao” như trồng và chăm sóc rừng công, làm hệ thống dẫn nước, sửa đường đi... mọi gia đình đều có trách nhiệm tham gia.

Các thành viên trong “giao” đều có ý thức cộng đồng tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi có công việc lớn như ma chay, cưới xin, làm nhà mới... hoặc một thành viên nào đó gặp khó khăn. Có “giao” quy định cụ thể về mức đóng góp công, vật liệu làm nhà mới. Có “giao” chỉ góp công khi dựng nhà, có “giao” vừa góp công vừa góp ván lợp... Về đám tang, mỗi hộ gia đình đều giúp củi (mỗi nhà một vác). Có nơi còn giúp gạo, ngô, tiền, rượu theo mức quy định của từng “giao”

Như vậy, người Hmông Lào Cai có nền kinh tế nương rẫy, du canh, du cư, tự cung tự cấp, kinh tế mang tính chất khép kín, cư trú biệt lập ở miền cao. Xã hội có sự phân hóa giai cấp, thường xuyên đấu tranh với âm mưu của chủ nghĩa Đại Hán, nên ý thức cộng đồng, nhất là cộng đồng dòng họ, dân tộc luôn được đề cao...Những đặc điểm này ảnh hưởng và chi phối đến đời sống văn hòa tinh thần người Hmông.

Chương 2

tín ngưỡng của người Hmông ở Lào Cai - thực trạng và những vấn đề đặt ra hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tín ngưỡng của người Hmông tỉnh Lào Cai hiện nay pdf (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)