Thờ cúng tổ tiên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tín ngưỡng của người Hmông tỉnh Lào Cai hiện nay pdf (Trang 40 - 44)

Thờ cúng tổ tiên là một hình thức tôn giáo, tín ngưỡng quan trọng của người Hmông. Sự thờ cúng tổ tiên thể hiện trong quan niệm, nghi lễ các điều kiêng kỵ, huyền thoại về tổ tiên.

Thờ cúng tổ tiên đó là thờ cúng ông bà, cha mẹ và những người đồng tộc đã chết và trước hết là các hình thức gia đình - thị tộc của sự thờ cúng đó, tức là lòng tin rằng tổ tiên đã chết, che chở cho con cháu đang sống và nghi lễ cầu xin cho các thành viên thị tộc hay gia đình tiến hành nhằm thờ phụng tổ tiên.

Người Hmông cho rằng trong vũ trụ có hai thế giới chính cùng tồn tại. Đó là thế giới trên mặt đất, nơi con người sinh sống và thế giới trên trời, nơi có các ông trời và các vị thần của người Hmông. Đồng thời ở một góc nào đó trên trời là nơi tổ tiên của họ sinh sống. Những người già Hmông kể lại rằng, bầu trời và mặt đất là do ông Chày bà Chày tạo ra, con người Hmông được sinh ra từ lòng đất. Xưa kia họ vốn là dân tộc sống hạnh phúc vĩnh viễn ở trên đời, chẳng bao giờ biết đến cái chết. Cuộc sống vĩnh hằng của người Hmông đã làm cho ông trời tức giận bởi ông ta không thể chấp nhận con người có thể tồn tại ngang cùng trời đất. Ông trời quyết định mang cái chết đến với người Hmông, từ đó người Hmông mới phải chết.

Như quan niệm của nghiều dân tộc khác, đồng bào Hmông cho rằng, khi ai đó trút hơi thở cuối cùng, có nghĩa là đã hoàn thành phận sự ở thế giới mặt đất để trở về với tổ tiên. Để người chết có thể về được với thế giới tổ tiên, người Hmông làm lễ “chỉ đường” đưa hồn người chết đi qua những địa danh đã cư trú về đến tận vùng đất tổ Quý

Châu (Trung Quốc), rồi từ đó mới lên trời tìm về với tổ tiên. Thầy cúng phải lấy con gà trống hoa “dẫn đường” cho hồn người chết và dặn người chết cách trả lời khi gặp thần nhà trời và nhờ nhà trời chỉ đường về với tổ tiên cư trú. Thế giới tổ tiên mới của người Hmông mới là nơi có cuộc sống vĩnh hằng.

Người Hmông cũng cho rằng, để có thể tồn tại được trên trần gian, người Hmông luôn có các vị thần giúp đỡ họ, dạy họ cách “làm ăn, làm uống”, dạy họ cách ứng xử trong nội, ngoại tộc... Họ luôn ghi nhớ ông Chơ Nghĩa là người dạy đàn, nhị, kèn, sáo, ca múa và giúp họ xây dựng “đường lý, đường lẽ” trong ứng xử, ông Lias Lư là người định ra luật cưới xin, bà Niav Ngâul Chơ là người dạy cách thêu thùa, ông Xyz Zi là người cứu họ khỏi bệnh tật và cái chết, ông sâuz là người chỉ bảo cho họ giải quyết những điều vào thời điểm khó khăn nhất... Tất cả những vị thần đó được người Hmông coi là những ông tổ đã có công xây dựng nền móng cho hệ thống văn hóa mưu sinh và ứng xử của dân tộc này, đồng thời giúp họ có đủ sức mạnh chống lại áp bức, chống lại sự đe dọa của thiên nhiên, bảo vệ sự sống còn của cộng đồng.

Vậy người Hmông quan niệm về tổ tiên là tất cả những người đã khuất thuộc các thế hệ mà chủ yếu từ thế hệ cha ông trở về trước. Đó là những người đã làm nên sự nghiệp để lại cho con cháu, giám sát con cháu tổ chức thực hiện “đường lý, đường lẽ” của cộng đồng. Tổ tiên cũng là người luôn phù hộ cho con cháu làm ăn thuận lợi... Bởi vậy, bất cứ người Hmông nào cũng phải nghi nhớ công lao của tổ tiên và lập nơi thờ cúng tổ tiên.

Người Thái quan niệm, tổ tiên (ma nhà) chỉ là thế hệ cha của chủ nhà. Người Tày quan niệm tổ tiên gồm 4 đời (cha, ông, cụ, kỵ). Người Hmông quan niệm tổ tiên là những người đã chết trong ba đời trở lại (cha, ông, cụ). Quan niệm này thể hiện trong các bài khấn mời tổ tiên (cúng năm mới, cúng ma trâu...), chủ nhà hoặc thầy cúng đều gọi tên tuổi những người thuộc ba thế hệ đã khuất trở về ăn tết với con cháu, phù hộ cho con cháu làm ăn. Trong một bản người Hmông thường có vài dòng họ, mỗi dòng họ có một ông tổ cụ thể đã chết mà người già ở thế hệ cao nhất trong phả hệ còn nhớ được.

Các thành viên trong dòng họ gắn bó chặt chẽ với nhau bởi cùng một phả hệ dòng nam do một ông tổ sinh ra. Thông thường nếu tính từ thế hệ con lên đến ông tổ là

ba đời. Trong dịp làm ma bò (ma trâu) “nhu đa” tất cả các thành viên trong dòng họ phải tới dự. Đồ cúng bầy theo đúng quy cách của từng dòng họ, theo số lượng cụ thể của từng dòng họ, nhưng thông thường bát cúng thứ nhất mời tổ tiên, bát cúng thứ hai mời cha mẹ đã mất, bát cúng thứ ba mời những người đã khuất cùng thế hệ cha mẹ, bát cúng thứ tư trở đi mời những người đã khuất trong dòng họ, mời ma nhà, ma rừng, ma suối, ma núi... Trong lễ cúng, ông trưởng họ thường kể về sự nghiệp của tổ tiên, các quy ước kiêng kỵ của dòng họ. Mỗi lần cúng như vậy, hình ảnh của tổ tiên lại được khắc sâu vào trong tâm trí của mỗi thành viên.

Khác với người Việt, người Tày, bàn thờ tổ tiên thường đặt ở vị trí gian giữa, nhiều dòng họ Hmông không lập bàn tờ tổ tiên riêng. Nơi thờ cúng tổ tiên chỉ là một miếng giấy hình chữ nhật kích thước 20 x30cm gần nơi thờ “xử ca” ở trên bức vách hậu gian giữa. Một số dòng họ như họ Vừ, họ Lầu, họ Và... ở Bảo Yên có lập bàn thờ tổ tiên. Bàn thờ được đóng vào chính giữa gian cúng, cách mặt đất khoảng 1,2 m đến 1,5m. Trang trí trên bàn thờ chỉ là mảnh giấy bản và cắm ba ống hương thờ ông bà, bố mẹ, cha ông, cụ, chú bác, những người anh em cùng thế hệ. Nơi đặt bàn thờ là nơi thiêng, chỉ có chủ gia đình mới được làm chủ lễ cúng mời tổ tiên, chỉ có con trai mới được đến gần bàn thờ. Người Hmông chỉ cúng tổ tiên vào dịp năm mới, lễ cơm mới hoặc khi cần cúng chữa bệnh... Đối với hồn các cha, ông, cụ... ở thế giới bên kia con cháu phải tổ chức các lễ cúng theo tục lệ tang ma: lễ tiễn đưa hồn, lễ sửa mồ mả, lễ ma khô... Tổ tiên thuộc loại ma lành phù hộ cho con cháu. Tuy nhiên, không thờ cúng cẩn thận, tổ tiên cũng có thể bắt phạt, làm cho con cháu ốm đau. Hoặc đôi khi tổ tiên đói còn về đòi trâu, lợn... Thế giới bên kia có một nơi giành cho tổ tiên ở. Nơi cư trú của tổ tiên cũng giống như nơi cư trú của con cháu ở dưới trần gian, cư trú theo dòng họ.

Thờ cúng tổ tiên là một hình thức tôn giáo, tín ngưỡng chính thống của nhiều dân tộc ở Lào Cai. Nhưng hình thức cũng như quan niệm thờ cúng tổ tiên của người Hmông có những đặc điểm khác các dân tộc láng giềng.

Qua việc tìm hiểu thờ cúng tổ tiên của các dân tộc Kháng, Khơ Mú, Hà Nhì, Phù Lá, Thái Đen, Tày, Nùng, Dáy, Dao - chúng tôi xây dựng 3 tiêu chí để so sánh thờ cúng tổ tiên như: Quan niệm về tổ tiên gồm những ai, thuộc mấy đời; địa điểm thờ cúng đơn

giản hay phức tạp, vị trí bàn thờ; thời gian cúng thường xuyên, định kỳ hay theo một nguyên tắc nào.

Bảng 2.1: So sánh việc thờ cúng tổ tiên ở một số tộc người - tỉnh Lào Cai.

Tiêu chí Người Kháng Người Phù Lá Người Hmông Người Tày Người Dao -Quan niệm về tổ tiên -Địa điểm thờ cúng -Thời gian Bố + mẹ -Không có bàn thờ -2 tấm liếp gép 3 năm cúng một lần vào dịp tết Bố + anh em trai của bố -Trổ cửa sổ gian trong lập bàn thờ Cúng vào ngày lễ tết Ba thế hệ bố, ông, cụ -Không có bàn thờ -Khi cúng kê bàn ở vách cúng vào ngày lễ tết Bốn thế hệ -Có bàn thờ ở gian giữa Rằm, mùng một lễ hương hoa tết cúng thịt 9 thế hệ -có bàn thờ ở gian giữa rằm, mồng 1 lễ hương hoa -tết cúng thịt

Căn cứ vào ba tiêu chí trên, có thể so sánh việc thờ cúng tổ tiên của người Hmông so với người Kháng ở Văn Bàn, người Phù Lá (nhóm xá phó) ở Gia Phú, Bảo Thắng, người Tày ở Gia Phú, Bảo Thắng và người Dao ở Bảo yên, cho thấy, thờ cúng tổ tiên ở người Hmông đã định hình, quan niệm tổ tiên đã mở rộng đến 3 đời. Quan niệm này gần với quan niệm tổ tiên của dân tộc Dao, Tày. những địa điểm thờ cúng của người Hmông còn khá đơn giản, hầu hết các gia đình Hmông không lập bàn thờ cố định, không có ống hương tượng trưng cho thế hệ tổ tiên. Song vị trí gian thờ đã ở gian giữa - nằm ở vị trí trang trọng giống người Việt, Tày, Dao. Tóm lại việc thờ cúng tổ tiên ở người Hmông chưa quy định chặt chẽ như người Việt, Tày, Dao nhưng cũng không thể hiện sơ sài như người Kháng, Phù Lá. Tuy nhiên có một số dòng họ ở Bảo Yên do cư

trú đan xen cùng với người Tàu, người Dao, việc lập bàn thờ ở gian giữa thờ cúng tổ tiên đã được hình thành

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tín ngưỡng của người Hmông tỉnh Lào Cai hiện nay pdf (Trang 40 - 44)