Người Hmông muốn gìn giữ tín ngưỡng truyền thống và tiếp cận với những giá trị tinh thần mới phải nâng cao được dân trí. Dân trí trở thành một yếu tố quyết định đối với ý thức của người dân trong tín ngưỡng truyền thống cũng như sự tiếp cận có hiểu biết về các nền văn hóa lạ. Vì vậy, nâng cao dân trí của người Hmông là yếu tố sống còn trong sự nghiệp phát triển khinh tế - xã hội và bản sắc dân tộc của đồng bào. Muốn vậy, trước hết cần chú trọng các vấn đề sau:
* Nâng cao trình độ học vấn cho người Hmông
Trong tình trạng người Hmông có trình độ thấp như hiện nay thì nâng cao dân trí trở thành một nhu cầu cấp bách. ở Lào Cai trình độ học vấn của người Hmông rất thấp, tỷ lệ số người dân biết đọc biết viết vào loại thấp nhất toàn quốc. Người Hmông là một trong hai dân tộc ở Lào Cai có tỷ lệ người dân từ 5 tuổi trở lên chưa bao giờ đến trường cao nhất tỉnh là 34%. So với các tỉnh khác , tỷ lệ người Hmông ở Lào Cai không đến trường vào loại cao nhất, cao hơn tỷ lệ người Hmông không đến trường toàn quốc. Như vậy tỷ lệ người Hmông mù chữ ở Lào Cai rất lớn. Song ngay cả những người đã đến
trường, trình độ học vấn của họ cũng rất thấp. Tỷ lệ người Hmông tốt nghiệp phổ thông cơ sở ở Lào Cai thấp hơn so với tỷ lệ chung về người Hmông tốt nghiệp phổ thông trung học toàn quốc. Số người Hmông có trình đại học, cao đẳng: 65,000 người chiếm 16,8%, Số người Hmông có trình độ trên đại học: 3. Số học sinh Hmông ở Lào Cai lưu ban và bỏ học cũng chiếm tỷ lệ khá lớn...
Theo số liệu điều tra thống kê mới nhất (năm 2006) của tỉnh Lào Cai, hiện nay ở vùng người Hmông có 1/3 số người trong độ tuổi mù chữ. Có tới 40% chủ hộ gia đình ở lao chải - Sa Pa, 45,8% chủ hộ gia đình ở xã Dền Thàng - Bát Xát chưa đi học, mù chữ. Tỷ lệ tái mù chữ khá cao, chiếm 33% ở Dền Thàng - Bát Xát. Vì vậy mục tiêu trước mắt là xóa nạn mù chữ và tái mù chữ cho các thành viên trong gia đình người Hmông, nhất là chủ hộ gia đình. Phấn đấu đến năm 2010 có tới 80 - 90% chủ hộ gia đình thoát nạn mù chữ.
Tình trạng mù chữ cao cùng với ít giao tiếp, môi trường sống khép kín dẫn đến tình trạng người Hmông không nói được tiếng phổ thông chiếm tỷ lệ rất cao, từ 20% đến 40% số chủ hộ gia đình ở các làng vùng cao Bát Xát, Sa Pa; 15% - 30% số chủ hộ gia đình ở Si Ma Cai, Mường Khương. Nạn mù chữ, tái mù chữ, không nói tiếng phổ thông gây nghiêm trọng đến vấn đề phát triển và cho các vấn đề xã hội khác
Như vậy, trình độ học vấn thấp đòi hỏi phải tăng cường đầu tư cho giáo dục, phải đẩy mạnh công tác xóa mù chữ, cũng như trình độ đọc thông viết thạo, trình độ giao lưu của đồng bào bằng tiếng phổ thông với các dân tộc khác. Trình độ học vấn thấp do các nguyên nhân về kinh tế - xã hội - văn hóa chi phối. Gia đình người Hmông là đơn vị kinh tế có sự phân công lao động theo giới tính và theo lứa tuổi rất chặt chẽ. Trẻ em người Hmông trở thành một lao động phụ không thể thiếu được trong đơn vị kinh tế gia đình, do đó trẻ em ít có điều kiện đến trường học. Mặt khác, trong kinh tế nương rẫy truyền thống, lao động cơ bắp là chủ yếu, nên càng ít có nhu cầu dùng chữ. Học kiến thức văn hóa là tiếp xúc với rất nhiều các yếu tố văn hóa hoàn toàn mới, trẻ em người Hmông càng khó tiếp thu, dễ bỏ học. Do đó, muốn nâng cao trình độ dân trí của người Hmông cần có những giải pháp mang tính tổng thể cả về kinh tế, văn hóa, xã hội trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới (chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản
xuất hàng hóa, mở rộng khả năng giao tiếp...). Bên cạnh giải pháp này, nhiệm vụ trước mắt để nâng cao dân trí người Hmông là đẩy mạnh các hoạt động văn hóa: tăng cường tyuên truyền kiến thức phổ thông, khoa học kỹ thuật, pháp luật... Đồng thời xóa nạn mù chữ với mục tiêu “mỗi gia đình người Hmông đều có người biết chữ”, tiến tới phấn đấu xóa nạn mù chữ cho khoảng 80% người Hmông trong độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi. Tập trung phổ cập giáo dục cho 100% cán bộ cấp xã, thôn, bản biết đọc biết viết. Huy động trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi ra lớp đạt 90%. Hầu hết cán bộ chủ chốt ở cấp tỉnh và huyện là người Hmông đều được học tập và trưởng thành từ các trường nội trú. Vì vậy cần coi trọng vấn đề xây dựng trường phổ thông dân tộc nội trú.
Ngoài ra cũng cần tiến hành ngay các giải pháp đồng bộ như:
- Tăng cường đầu tư mở các lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ gắn với phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học đúng độ tuổi ở từng thôn bản. Trong dịp hè mở chiến dịch xóa mù chữ cho các chủ hộ gia đình, tiến tới mở các lớp xóa mù người trong độ tuổi trưởng thành.
- Tách trường phổ thông cơ sở thành trường tiểu học và trường trung học cơ sở ở vùng cao, xây dựng các trường tiểu học có quy mô nhỏ ở gần dân. Đồng thời mở rộng mô hình trường bán trú dân nuôi
- Kiên quyết chống bệnh hình thức trong phổ cập giáo dục, cần nắm rõ thực trạng nạn mù chữ, tái mù chữ ở vùng người Hmông đề xuất các giải pháp phù hợp không chạy theo thành tích.
- Thực hiện chính sách hỗ trợ giao dục cho người nghèo ở các xã người Hmông đặc biệt khó khăn (cấp phát cho học sinh văn phòng phẩm, sách giáo khoa, miễn giảm học phí...)
* Nâng cao trình độ song ngữ (tiếng Hmông và tiếng phổ thôngt)
Song ngữ là phương tiện nâng cao dân trí, đồng thời cũng là sản phẩm của trình độ dân trí. Nhưng ở vùng người Hmông trình độ song ngữ của nhân dân còn chậm phát triển. Bên cạnh tình trạng mù chữ, tình trạng mù tiếng phổ thông vẫn là phổ biến.
Tình trạng mù tiếng phổ thông cản trở việc xóa nạn mù chữ. Những nông dân không biết tiếng phổ thông hoặc biết ít, khi học tiếng phổ thông rất khó học, nói ngọng
nhiều và hay quên tiếng phổ thông. Tiếng phổ thông còn là công cụ giao tiếp văn hóa. Trình độ song ngữ thấp còn hạn chế giao lưu văn hóa, hạn chế việc tiếp thu các yếu tố văn hóa hiện đại. ở các xã vùng biên giới có hiện tượng song nghữ Hmông - Quan Hỏa (tiếng Trung Quốc). Mô hình này có thuận lợi cho việc giao tiếp giữa các dân tộc song không thích hợp với việc bổ sung kiến thức văn hóa, khoa học kỹ thuật. Đồng thời chưa nêu cao được ý thức tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia. Môi trường phát triển trình độ song ngữ là trường học phổ thông. Nhưng hệ thống các trường phổ thông cũng còn rất hạn chế kể cả về số lượng và chất lượng. học sinh đến lớp tỷ lệ còn thấp, hiện tượng bỏ học cao. Vì vậy, khả năng song ngữ của người Hmông vẫn thấp . Trước thực trạng này cần phải có các biện pháp nâng cao khả năng song ngữ: tiêng Hmông và tiếng phổ thông cho nhân dân. Trong đó biện pháp hàng đầu là phát triển củng cố hệ thống giáo dục phổ thông, mở rộng khả năng giao tiếp văn hóa (cả giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp) qua phương tiện thông tin và các loại hình văn hóa nghệ thuật). Mặt khác, các chính sách đẩy mạnh phát triển kinh tế (nhất là kinh tế thị trường), lúc đó đồng bào sẽ tự giác trang bị cho mình những hiểu biết nói chung và kiến thức song ngữ nói riêng.