Những hạn chế trong nhận thức của người Hmông

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tín ngưỡng của người Hmông tỉnh Lào Cai hiện nay pdf (Trang 79 - 83)

Một trong những điều kiện quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống của người Hmông chính là vấn đề nhận thức. Trình độ dân trí của người dân quyết định đến chất lượng của các hoạt động kinh tế - xã hội, phong tục tập quán và không loại trừ cách ứng xử trong tín ngưỡng, tôn giáo. Dân trí của đồng bào được nâng cao thì sự tiếp nhận tín ngưỡng truyền thống và tôn giáo ngoại lai một cách tích cực và lọai trừ được những yếu tố tiêu cực, tránh được sự lợi dụng của các thế lực thù địch. Như vậy có thể nói, chính những vấn đề còn tồn tại trong tín ngưỡng truyền thống của người Hmông hiện nay là một phần do nhận thức còn hạn chế của đồng bào.

Trình độ học vấn, khả năng tiếp cận thông tin còn hạn chế của đồng bào.

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Vì vậy cần tìm hiểu thực trạng nguồn nhân lực và trình độ văn hóa của người Hmông. Người Hmông muốn tiếp cận với thời đại mới với lối sống hiện đại đòi hỏi phải được nâng cao trình độ học vấn. Nâng cao trình độ học vấn vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển sự nghiệp văn hóa, kinh tế - xã hội.

ở vùng người Hmông cũng như các dân tộc anh em khác đang diễn ra cuộc vận động chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học. Trong 10 năm (1989 - 1999) tỉ lệ người Hmông chưa bao giờ đến trường học giảm khá nhanh. Năm 1989, toàn quốc có 89,93% người Hmông chưa bao giờ đến trường. Đến năm 1999 toàn quốc có 68,99% người Hmông không đến trường. Số người mù chữ giảm 20,94%. Tuy nhiên, tỷ lệ số người chưa đến trường của dân tộc Hmông vẫn chiếm tỷ lệ rất cao

ở vùng người Hmông Lào Cai sau hơn 10 năm đẩy mạnh cải cách giáo dục chống mù chữ, tỷ lệ mù chữ ở người Hmông giảm rất mạnh. Số người Hmông chưa bao giờ đến trường trong độ tuổi còn 36,6%. Tuy nhiên, ngay số người đã đến trường học, trình độ học vấn của họ còn rất thấp. Chủ yếu người Hmông tốt nghiệp tiểu học, số người tốt nghiệp phổ thông trung học và cao đẳng đại học còn thấp. (số người Hmông có trình độ đại học, cao đẳng: 65.000 người chiếm 16,8%; số người Hmông có trình độ trên đại học 0; số học sinh trong độ tuổi đến trường (6 - 14 tuổi): 66,34%; )

Trình độ học vấn của các thành viên trong gia đình người Hmông còn thấp, dẫn đến nhiều hậu quả về cập nhất thông tin, hội nhập với xã hội hiện đại. Nhận thức của chủ hộ gia đình còn quá thấp, dẫn đến tác động tiêu cực về vấn đề nhận thức như bảo thủ, trì trệ, lạc hâu, còn rất nhiều quan niệm rất hủ tục cản trở sự phát triển của xã hội. Thậm chí trong đời sống tín ngưỡng còn có nhiều yếu tố mê tín dị đoạn, dễ tin vào những điều xằng bậy và sự lợi dụng của các phần tử xấu.

Việc tiếp cận các thông tin của chủ hộ sẽ quyết đình tới sự thay đổi trong hoạt động kinh tế cũng như các hoạt động tinh thần khác của các thành viên trong gia đình. Một yếu tố quan trọng để đánh giá điều đó là trình độ học vấn nói chung hay cụ thể hơn là khả năng đọc viết tiếng phổ thông của chủ hộ. Thực tế cho thấy, đây là điểm còn rất nhiều hạn chế trong đội ngũ các chủ hộ người Hmông ở Lào Cai hiện nay.

Bảng 2.5: Khả năng đọc viết tiếng phổ thông của chủ hộ người Hmông xã Lao

Chải Sa Pa

STT Giá trị Tần suất Phần trăm

1 Thạo 6 20.0

2 không thành thạo 10 33.3

3 Không biết 14 46.7

Tổng 30 100.0

Nguồn: Bảng khảo sát hỏi các hộ gia đình.

Số liệu qua bảng trên cho thấy, với tổng số 30 mẫu, trình độ của chủ hộ xét ở khả năng đọc viết được thành thạo thì chỉ có 6 người chiếm 20.0% một con số quá thấp. Trong đó ở mức độ không thành thạo là có 10 người chiếm 33.3%. Với mức độ này thì chủ hộ chỉ đọc được chữ phổ thông, nhưng về viết thì hầu như là rất kém. Có tới 14 chủ hộ không biết đọc và viết tiếng phổ thông chiến, 46,7%. Như vậy, để tuyên truyền, cung cấp các thông tin cũng như các kiến thức cơ bản qua việc cung cấp sách báo tài liệu, sẽ không hiệu quả vì khả năng đọc viết ở đây còn rất thấp.

Bảng 2.6: Khảo sát khả năng đọc viết chữ phổ thông của các chủ hộ ở Dền

STT Giá trị Tần suất Phần trăm

1 Thạo 9 15.3

2 không thành thạo 9 15,3

3 không biết 41 69,4

Tổng 59 100

Nguồn: Báo cáo khảo sát Dền Thàng.

Với nhóm chủ hộ khả năng đọc viết thạo tiếng phổ thông thì nhóm chủ hộ ở Lao Chải cao hơn Dền Thàng - Bát Xát chỉ có 9 người chiếm 15,3% trong khi đó Lao Chải chiếm 20%. ở nhóm không thành thạo ở Lao Chải nâng cao hơn Dền Thàng tỷ lệ ở Lao Chải cao gấp đôi đó là (33,3% với 15,3%). Con lại nhóm không biết đọc biết viết thì nhóm chủ hộ Lao Chải thấp hơn Dền Thàng. Tóm lại khả năng đọc viết của chủ hộ ở Lao Chải cao hơn Dền Thàng - Bát Xát, vì điều kiện tiếp cận thông tin ở Lao Chải thuận tiện hơn ở Dền Thàng ta tất dễ nhận thấy ở điều này vì ở xã Lao Chải rất gần thị trấn huyện Sa Pa, đường đi lại thuận tiện và có tuyến khách du lịch đi qua xã.Như vậy, khả năng tiếp cận thông tin kém của hai địa phương trên không những ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp bằng tiếng phổ thông mà nó còn thể hiện ngay trong sinh hoạt tín ngưỡng của đồng bào. Cụ thể so sánh giữa xã Dền Thàng, Bát Xát và Lao Chải, Sa Pa ta thấy: Xã Lao Chải có điều kiện tiếp cận thông tin tốt hơn thì nói tiếng phổ thông giỏi hơn, sinh hoạt tín ngưỡng đỡ tốn kém và đỡ lạc hậu hơn xã Dền Thàng

Khả năng nghe nói tiếng phổ thông của chủ hộ.

Hầu hết các gia đình người Hmông đều gặp khó khăn trong quá trình tiếp xúc giao lưu với các dân tộc khác trong quá trình trao đổi thông tin hay học hỏi những kiến thức xã hội nói chung. Lấy tiêu chí chủ hộ phải biết nói, nghe thành thạo tiếng Việt là tiêu chuẩn để đành giá mức độ của chủ hộ. Rào cản lớn nhất trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, hòa nhập với nền kinh tế thị trường hiện nay và tiếp thu với các loại hình văn hóa. Mọi kênh thông tin được mở rộng như; tuyên truyền, hướng dẫn chính sách của Đảng và Nhà nước, đài, báo chí... nếu như chủ hộ không nghe nói được tiếng phổ thông thành thạo thì sẽ hạn chế rất nhiều trong việc tiếp cận các kênh thông tin này. Bất đồng

về ngôn ngữ là một cản trở lớn đối với người Hmông trong quá trình tiếp cận cái mới xóa bỏ những hủ tục lạc hậu trong tín ngưỡng truyền thống của đồng bào, tránh được sự lạm dụng của các thế lực thù địch

Chương 3

một số giải pháp nhằm lành mạnh hóa sinh hoạt tín ngưỡng của người Hmông ở lào cai

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tín ngưỡng của người Hmông tỉnh Lào Cai hiện nay pdf (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)