Trong sinh đẻ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tín ngưỡng của người Hmông tỉnh Lào Cai hiện nay pdf (Trang 57 - 59)

ở người Hmông sinh sống trong một môi trường thiên nhiên khắc nhiệt, tỉ lệ trẻ sơ sinh chết vào loại cao nhất so với các dân tộc anh em. Người Hmông có nhiều nghi lễ liên quan đến việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Khi đẻ khó người Hmông làm lễ cúng câu “mẹ tròn, con vuông” gọi là lễ “đề ca sủa”. Thầy cúng chặt đầu con chó, cho đầu con chó hướng lên trời để cắn ma nguyệt thực - loại ma ăn trẻ con. Trong lễ cúng, ông thầy cũng gọi các lực lượng siêu nhiên về trợ giúp, xua ma nguyệt thực. Ông cắm ba vòng tre hình bán nguyết, giả làm cái cung bắn ma nguyệt thực ở trước ngõ, trước cửa buồng cô dâu nhằm ngăn chặn ma, sau đó ông đạp vỡ quả bầu đựng nước, lấy que thông bếp lò. Đây là những hành động ma thuật bắt chước để “gúp” sản phụ đẻ dễ dàng. Đồng bào còn quan niệm sản phụ khó đẻ là do họ ăn ở với bà cô hoặc bố mẹ chồng không tốt nên phải làm lễ xin lỗi. Người sản phụ phải vái ba vái mẹ chồng hoặc bà cô trong dòng họ, uống một bát nước rửa ngón tay trỏ của bà cô (mẹ chồng) hoặc uống bát nước giặt vạt áo của họ có như vậy mới đẻ đẻ.

Khi đứa trẻ sinh ra, rau thai nhi sẽ được chôn ở cột nhà chính (nếu đứa trẻ là trai) với ý niệm con trai sẽ rở thành trụ cột gia đình. Nếu đứa trẻ là con gái, rau thai nhi chôn ở gầm giường ngủ với niềm tin sau này con gái sẽ là người nuôi dạy con cái, nội trợ giỏi. Trẻ sinh được 3 ngày, gia đình tổ chức lễ “híp plì” (gọi hồn). Lễ vật là con gà trống (nếu đẻ con gái) hoặc một con gà mái (nếu đẻ con trai) và hai quả trứng. Trước khi hành

lễ, bà nội nhóm lửa ở cửa để gọi hồn. Bà nội sau khi cúng gọi hồn nhập vào đứa trẻ, bà vừa bế cháu vừa hát ru. Tiếng hát ru ngân dài, vời vợi, xa xăm. Tiếng hát ru trao truyền cho bé tín hiệu nghệ thuật. Tiếng hát ru khuyên dạy thành viên mới chào đời. Tiếng hát ru da diết nhắc nhở cộng đồng có trách nhiệm chăm sóc trẻ thơ. Trong tiếng hát ru, cộng đồng dòng họ trao cho thành viên mới các vật thiêng liêng như vòng cổ bằng bạc trắng, chiếc áo đính các vật trừ ta. Vòng cổ có khóa giữ hồn (plì) ở lại không cho hồn đi gây ốm đau, bệnh tật. Và trong tiếng hát ru bé được đặt tên mới. Thông thường tên Phao được nhiều người đặt cho bé trai, còn bé gái thường được đặt là Mỷ. Những tên này không được đặt trùng với tên tổ tiên, tên những người trong gia đình, lễ gọi hồn, đặt tên trở thành nghi lễ của cộng đồng công nhận thành viên mới. Đứa trẻ được đón nhận vào cộng đồng qua những tín hiệu của văn hóa tộc người.

Đứa trẻ được một tuổi, người Hmông làm lễ mừng tuổi cho con. Lễ vật là gà, lợn. Ngày đầy tuổi, ông cậu sẽ tặng cháu một cây nỏ hoặc một khối sắt đủ rèn một con dao với ý niệm mong cháu bé sẽ trở thành một chiến binh giỏi, thạo việc làm nương. Nếu là bé gái, bà ngoại mừng cháu một cuộn chỉ thêu (có nơi là chiếc bút đồng vẽ hoa văn sáp ong) mong cháu lớn lên thạo đường may vá. Lễ đổi tên lót của người bố cũng được bố mẹ vợ đổi tên lót theo sở thích. Ví dụ như: Thào Mí Lềnh thành Thào Dỉn Lềnh, Giàng Mí Dua thành Giàng Dún Dua... Nhưng các huyện ở miền đông Lào Cai (Bắc Hà, Mường Khương, Bảo Thắng) người Hmông thường đệm tên lót con trai là “A”, “Seo”. Và đã dùng tên này thì không có tục đổi tên lót.

Trường hợp đứa trẻ hay ốm đau, gầy yếu, người Hmông làm lễ nhận bố nuôi “tua sảo” cho con. Chọn ngày lành tháng tốt, người bố vào rừng chặt một cây to, ngọn cây không gãy, tách phần gốc, làm cầu bác ở ngã ba đường vào xóm. Cầu gồm ba thanh gỗ, thanh chính của cầu đặt ở giữa đường, hai thanh phụ đặt ở hai ngả đường bên cạnh nhưng chưa đóng chốt. Bố đứa trẻ sau khi thắp hương thờ khấn mong gặp người bố nuôi tốt, giúp con khỏi ốm đau, bèn nấp vào chỗ kín chờ người đi qua. Khi thấy một người đến, dù người đó là ai, người bố phải chạy ra nắm tay mời: “Bố (mẹ) nuôi của cháu đây rồi”. Người này không được từ chối và về nhà đứa bé. Người bố đóng chốt cây cầu. Người bố (mẹ) nuôi buộc sợi chỉ đỏ vào tay đứa bé khẩn câu “trời buộc bệnh tật, ốm

đau, không trói hồn trói vía mong đứa trẻ hay ăn, chóng lớn, khỏe mạnh...” Đồng thời đứa trẻ được lấy họ của bố nuôi đặt thành tên đệm. Ví dụ họ bố nuôi là họ Lù, tên của đứa bé là Giàng A Pao đổi thành Giàng Lù Pao. Cũng có nơi lấy họ của bố nuôi và chữ Páo (là Bảo) đặt tên mới như Giàng Lù Páo (nghĩa là họ Lù bảo vệ). Từ đó đứa trẻ có trách nhiệm thăm hỏi, lễ tết bố mẹ nuôi.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tín ngưỡng của người Hmông tỉnh Lào Cai hiện nay pdf (Trang 57 - 59)