Sự xâm nhập của Công giáo vào vùng đồngbào người Hmông

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tín ngưỡng của người Hmông tỉnh Lào Cai hiện nay pdf (Trang 73 - 74)

Thực dân Pháp chiếm Sa Pa năm 1888, ngay từ khi đặt chân lên mảnh đất này, người pháp đã xây dựng cơ sở truyền giáo để giảng đạo, nhưng bị người Hmông phản đối. Người Hmông do Giàng Sran lãnh đạo nổi dậy xưng vua chống thực dân Pháp áp bức, bóc lột. Tuy nhiên, người Pháp vẫn kiên trì tìm hiểu, nghiên cứu, tìm cách truyền đạo vào Sa Pa.

Theo kế hoạch của cha cố đại úy F.A Savina, người Pháp đã chọn địa điểm truyền đạo đầu tiên chính là người Hmông hưởng ứng phong trào xưng vua chống Pháp của Giàng Sran. Năm 1921 cha cố Savina đã truyền đạo cho gia đình Ma A Thông ở thôn Hang Đá xã Hầu Thào hiện nay. Từ gia đình Mã A Thông, đạo được truyền cho gia đình con rể của ông là binh thâu Lao Chải Lồ A Tính. Đến năm 1921 có 5 gia đình của người Hmông ở Sa Pa theo đạo Công Giáo và cha cố F.A Savina đã cho xây dựng nhà giảng đạo ở Lồ Cao Chải, (xã Lao Chải hiện nay). Năm 1924 - 1925, người Pháp đã mời hai đoàn giáo sỹ người Hmông ở Vân Nam Trung Quốc sang Sa Pa tiếp tục truyền đạo, lôi kéo được khoảng 20 gia đình người Hmông. Năm 1936 cha cố Hiền (quan ba Đờ Su) đến làng Phìn Hồ truyền đạo. Đến đầu thập kỷ 40, F.A Savina đã truyền được 33 hộ ở 11 làng theo đạo. Từ kết quả truyền đạo này, F.A Savina nhận định: Khá dễ dàng ghép đạo lý Gia tô và đạo lý dân tộc Hmông, chỉ cần bỏ đi vài nhầm lẫn, xóa bỏ đi vài thiên kiến quan hệ tới bản chất của thượng đế. Theo tinh thần đó, các giáo sỹ sẵn sàng đồng nhất chúa với ma, và nhấn mạnh “chúa là con ma to nhất”, vì vậy theo chúa thì không phải thờ cúng con ma nào khác mà vẫn được lên thiên đàng, về với tổ tiên.

Từ sau khi Nhật đảo chính Pháp (3/ 1945) và suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đến năm 1954, số người theo đạo Gia tô giảm sút nhanh, có tới 26/ 33 hộ bỏ đạo, nhạt đạo. Đồng bào bỏ đạo vì lúc đó đồng bào hiểu ra rằng đạo Gia tô là đạo của người Tây (Pháp), mà Pháp đang thua, Pháp bị thua thì đạo Gia tô cũng sẽ chết. Do vây, Sa Pa chỉ còn 7/33 hộ theo đạo. Đó là gia đình của Mã A Thông.

Từ sau ngày hòa bình (1954) đến giữa năm 1980, số gia đình theo đạo ở Sa Pa chỉ phát triển theo tự nhiên, tức là do các hộ theo đạo tách ra thành nhiều gia đình. Lúc này, các gia đình theo đạo cũng đơn giản hóa các nghi lễ của đạo cụ thể là: có thể cầu kinh

giúp các tín đồ cùng gia đình khi đi xa, có gia đình chấp nhận cho con cái lấy chồng ngoại đạo, chấp nhận cho con dâu nhạt đạo trong gia đình. Tuy không làm lễ cúng ma trong gia đình (không cúng đá trùng, xía mềnh, xử ca) nhưng vẫn thực hiện nhiêm chỉnh những quy định về ma trong gia đình, như kiêng ngồi lên ngưỡng của, kiêng để chân hoặc gõ chân lên bếp lò, con dâu kiêng lên gác chứa lương thực... và đặc biệt là một số gia đình không bỏ tổ tiên, và không bỏ những kiêng kỵ theo dòng họ. dòng họ và tổ tiên vẫn có sức mạnh níu kéo cuộc sống tâm linh của người Hmông. Người Hmông theo đạo nhưng không đi lính cho Pháp, không ai vi phạm và đều chấp hành chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Hiện nay tỉnh Lào Cai có 5.976 giáo dân (trong đó 1.681 giáo dân là ngời dân tộc tỉnh Lào Cai có 2 linh mục, 57 chức việc hướng dẫn giáo dân sinh hoạt tôn giáo. Mông ở huyện Sa Pa, Văn Bàn); có 2 giáo xứ, 11 giáo họ, 7 nhà thờ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tín ngưỡng của người Hmông tỉnh Lào Cai hiện nay pdf (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)