Trong cưới xin

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tín ngưỡng của người Hmông tỉnh Lào Cai hiện nay pdf (Trang 59 - 61)

Lễ cưới của dân tộc Hmông ở Lào Cai gồm 3 nghi lễ chính lễ dạm hỏi, lễ đưa đồ cưới và lễ cưới.

Sau khi thu hoạch vụ mùa xong, nhà trai chọn ngày lành tháng tốt, nhờ hai ông mối (người biết hát “Gầu xống”, thạo lý lẽ) thay mặ nhà trai sang nhà gái dạm hỏi. Hai ông mối đem theo lễ vật gồm một đôi gà trống, mái và một chai rượu, cầm ô đến nhà gái dạm hỏi. Khi đi đường, ô luôn cắp nách, đầu ô quay về phía trước. Dọc đường đi hai ông còn chú ý tránh các điểm gở như gặp rắn, hoẵng kêu... Vừa đến cửa nhà gái, hai ông dừng lại hát bài dân ca “xin mở cửa”. Vào trong nhà, hai ông tiếp tục hát xin chỗ treo ô, xin nước rửa mặt. Hai ông dựng ô vào vách sau cửa gian giữa (nơi thiêng trong nhà) và xuống bếp chính vừa lấy túi lanh đựng thuốc lào mời chủ nhà vừa hát:

“Thưa ông bà

Hôn nay là ngày lành

Vì có dây leo bò tít lên ngọn cây ớt

Mai mối tôi mới về đây xin thưa cùng ông bà Con gái lớn biết vỡ nổi đám ruộng hoang Con trai lớn biết vỡ thửa ruộng rậm Trai gái lớn biết dựng cửa nhà Mai mối tôi về đây đôi lời xin ngỏ”

Qua ít phút trao đổi đầu tiên, chủ nhà tỏ ý ưng thuận, hai ông mối hát lời cảm tạ. Chủ nhà cho mời hai người đại diện họ hàng nhà gái tiếp chuyện. Họ hàng nhà gái đồng ý, bố mẹ nhà cô gái lại cử hai ông mối nhà gái cùng thảo luận với hai ông mối họ nhà trai. Ngôn ngữ giao tiếp đều chọn những lời hay ý đẹp. Các ông mối làm lễ so tuổi, mổ gà xem chân gà, đoán biết tốt xấu. Xương sọ gà trắng và trong, sắc hồng không gợn vết

là sáng sủa, tượng trừng cho hai người lấy nhau sẽ có hạnh phúc. Các ngón chân gà chụm nhau hoặc xương đùi gà cách quãng song song với nhau là điềm lành. ở vùng cao nguyên Mường Khương, các ông mối nhà gái cầm xương đùi gà, các ông mối ngà gái bèn đặt bàn ghế dọc theo chiều dài của nhà - biểu hiện sự đồng ý cuả nhà gái. Bốn ông mối lại thay mặt hai gia đình nhà trai, nhà gái bàn bạc về các khoản thách cưới, ngày giờ cười chính thức... Tuy nhiên, trường hợp xem chân gà “không tốt”, hai ông mối nhà trai cũng phải ngủ lại nhà gái. Các ông mối trước khi đi ngủ còn phải bôi nhọ nồi vào mặt đề phòng “ma” nhà gái nhớ mặt trả thù, vì ông mối đã tham gia bắt thành viên của gia đình đi. Sáng hôm sau, hai ông mối nhà trai hát bài xin ô, bài chào nhà gái rồi ra về. Trên đường về, cán ô quay ra trước.

Đồ thách cưới được chuẩn bị và đưa sang nhà gái. Khi trao lễ vật, hai ông mối nhà trai, hai ông mối nhà gái đều phải dùng bài hát trao đổi với nhau. Đồng thời các ông mối còn bàn bạc chọn ngày đón dâu làm lễ cưới.

Lễ cưới thường được tổ chức vào mùa đông, kiêng cưới vào mùa có tiếng sấm. Lễ cưới gồm một hệ thống nghi lễ đón dâu “nhập môn”, liên hoan mừng ngày cưới. Đoàn đón dâu khoảng từ 13 đến 17 người nhà trai sang nhà gái (số người đi cùng đoàn phải là số lẻ) bao gồm hai ‘bố mẹ dẫn” hai vợ chồng thuộc họ nhà trai (bằng vai với bố mẹ nhà trai), hai ông mối, chú rể, một phù rể, một cô đón và một số bạn bè, người thân chú rể. Trường hợp chú rể ở xa, đoàn đón dâu phải ngủ lại ở nhà gái một đêm. Đêm hôm đó nhà gái tổ chức hát “gầu xống” đông vui. Trường hợp hai nhà ở gần, nhà gái tổ chức hát “gầu xống” vào đêm hôm trước.

Lễ tiễn đưa dâu của nhà gái cũng được tổ chức trang trọng. Đúng giờ đưa cô dâu sang nhà chồng, người anh ruột cô dâu (hoặc anh họ), có đủ vợ con, uy tín, vào buồng cô dâu, dắt cô dâu ra khỏi buồng trao cho đại diện nhà trai. Cô gái đón dâu của nhà trai xòe ô chờ đón cô dâu đi. Cô dâu òa khóc đi ra khỏi cửa nhà. Hai ông mối nhà trai lấy hai bát rượu mời mẹ cô dâu. Lúc đó chú rể quỳ lậy bàn thờ tổ tiên, quỳ lạy bố mẹ vợ và họ hàng nhà vợ. Quỳ lạy xong, chú rể đi thẳng ra cửa chính. Họ hàng nhà gái đem rượu tiễn chân nhà trai. Họ mời đi mời lại đầy lưu luyến. Hai ông mối nhà trai hát bài chào tạm biệt nhà gái.

Đoàn đưa dâu về nhà trai phải từ 24 đế 34 người (Số người cả nhà trai và nhà gái phải là số chẵn), đi đầu là hai ông mối nhà trai, tiếp theo là cô dâu và phù dâu, hai ông mối nhà gái, chú rể và phù rể cùng bạn bè và họ hàng hai họ. Đoàn đón dâu cũng nghỉ lại ăn uống. Trước khi ăn, “bố dẫn” nhà trai và người có uy tín của nhà gái phải vứt cơm thịt ra xung quanh, mời các ma rừng, ma đất, ma lang thang ăn để ma khỏi tức giận không theo cô dâu về nhà chú rể.

Đoàn đón dâu về gần đến nhà trai, chú rể phải đi nhanh về trước thắp đèn và úp cái sàng lên trên. Khi đoàn đón dâu về đến cửa thì cô dâu và cô đón dừng chân ở trước cửa. Một ông chú nhà trai cầm con gà ma quay trên đầu cô dâu ba vòng, người Hmông quan niệm như vây là nhập hồn cô dâu về nhà chồng. Từ đó phần hồn của cô dâu luôn được ma nhà chồng bảo vệ ( che chở, không cho hồn cô dâu đi đâu). Tối hôm đón dâu về nhà trai tổ chức hát “gầu xống” suốt đêm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tín ngưỡng của người Hmông tỉnh Lào Cai hiện nay pdf (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)