Sự xâm nhập của đạo Tin Lành vào vung đồngbào Hmông

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tín ngưỡng của người Hmông tỉnh Lào Cai hiện nay pdf (Trang 74 - 79)

Đạo Tin lành truyền vào Việt Nan từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, do một hệ các tổ chức của đạo có tên là “liên hiệp phúc âm và truyền giáo của Mỹ” viết tắt là CMA. Tổ chức Tin lành đầu tiên ở nước ta thành lập ở Đà Nẵng. Năm 1927 Tổng liên hội thánh Tin lành Việt Nam được thành lập.

Quá trình đạo Tin lành xâm nhập vào đồng bào người Hmông được nghiên cứu chuẩn bị công phu theo kế hoạch “Hmông hóa đạo Tin lành để Tin lành hóa người Hmông”.

Tại Lào Cai tháng 4 năm 1990 ở các xã Tân Tiến, Tân Dương, Vĩnh Yên, thuộc huyện Bảo Yên và các xã Lùng Phình, Tả Van Chư thuộc huyện Bắc Hà, người Hmông ghe theo kẻ xấu tuyên truyền, đã bỏ bàn thờ tổ tiên, nộp tiền nghi tên theo Vàng Chứ, đến tháng 6 năm 1990, người Hmông ở 4 huyện Bảo Yên, Bắc Hà, Bảo Thắng, Than Uyên đã bán trâu, bò, mua đài thu thanh để nghe đài FEBC, truyền lời dạy của Vàng Chứ. Nhiều tin đồn lan ra các xã là ngày 13 tháng 7 năm 1990 Vàng Chứ sẽ về, nước sẽ ngập trời, ai không nghe theo lời Vàng Chứ, sẽ không được Vàng Chứ đón lên trời. Các làng Hmông ở Bảo Yên, Bắc Hà hoang mang, nhẹ dạ tin theo. Đã có tới 1.219 gia đình đăng ký danh sách nộp tiền cúng vua, đón Vàng Chứ. Chỉ trong một thời gian ngắn (từ

tháng 4 đến tháng 7 năm 1990), đồng bào Hmông ở tỉnh Lào Cai đã bán 1.213 con ngựa, trâu, bò, chờ đợi Vàng Chứ đến đón đi tới nơi sung sướng.

Vậy Vàng Chứ là ai? Người Hmông thừa nhận rằng trong lịch sử và văn hóa cổ truyền người Hmông chưa bao giờ có khái niệm Vàng Chứ hay vàng Trứ (Vangx Tsưr) sự thật, đó là một biểu tượng mới được gá lắp từ những mảng truyền thuyết, tâm linh, tâm lý tộc người. Nó hoàn toàn được hình thành trên cơ sở khái niệm Vangx (Vua, Vương) của người Hmông. Tên goi Vangx Tsưr - “Vua chủ”, “Vương chủ” hay Vangx Tsưr Ntux - “Vua chủ trời” ra đời nhằm Hmông hóa đức chúa trời với ông vua trong lịch sử hay trong huyền thoại của người Hmông. Từ đó người ta kêu gọi, hù dọa dân tộc này phải theo Vàng Chứ như theo vị vua mới của mình. Người Hmông hy vọng sau này sẽ được hưởng hạnh phúc khi Vàng Chứ ở trên trời xuống trần gian cứu họ khỏi cuộc sống cơ cực đói khổ, giúp đồng bào bay lên trời để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc...

Ngoài hiện tượng Vàng Chứ, việc Hmông hóa đạo Tin lành còn được thực hiện qua việc dịch sách kinh thánh ra tiếng Hmông để phát lên đài FEBC, những thuật ngữ kinh thánh, những tên riêng trong kinh thánh đều được dịch một cách chính xác nhưng lại đơn giản, dễ hiểu cốt để phù hợp với tâm lý người Hmông, để người Hmông tin nghe theo. Phần dịch tếng người Hmông đặc biệt gây ấn tượng cho đồng bào là những tên riêng như đức mẹ Maria, được dịch sang tiếng Hmông là nàng Mẩy li là tên quen thuộc, là tên của người Hmông. Do đó, người Hmông nghe kinh thánh qua đài FEBC, nhưng có cảm giác gần gũi với dân tộc mình như là nghe chuyện của đồng bào mình, như nghe chuyện bà con làng xóm quanh mình.

Nội dung tuyên truyền của đài FEBC, tập trung tuyên truyền các quan niệm và cách xử sự của giáo dân với chúa theo cách đơn giản hóa việc thờ cúng, và phép xưng tội. Việc thờ cúng đơn giản, không treo tranh ảnh, không cần di vật, không sùng bái, không nạy như Công giáo. Tín đồ Tin lành được trực tiếp và công khai xưng tội với mục sư. Trên cơ sở giáo lý, đài FEBC tuyên truyền nhiều việc rất thiết thực, liên quan đến việc chống lại những tập tục lạc hậu và đạo đức lỗi thời. Liên quan đến tập tục lạc hậu, đài FEBC tuyên truyền bỏ việc cúng ma trong gia đình như ma tổ tiên, ma xử ca, ma cột chính, ma cửa, ma buồng, ma bếp, tuyên truyền bỏ những tập tục

cưới xin, ma chay phải làm thịt trâu, bò...quá tốn kém về kinh tế lại mệt mỏi về sức khỏe. Liên quan đến đạo đức lỗi thời, đài FEBC tuyên truyền không đánh nhau, không trộm cắp, không cờ bạc, không uống rượu, không ngủ với vợ người khác...

Việc Tin lành hóa người Hmông được thể hiện trên cơ sở vẫn tiếp tục sử dụng các giải pháp tuyên truyền từ xa qua đài FEBC nhưng dựa trên những giải pháp trực tiếp mang tính áp đặt. Đó là cử người Hmông trực tiếp đến nằm vùng với đồng bào Hmông. Những người nằm vùng một mặt tuyên truyền bằng miệng, giải thích trực tiếp những đoạn kinh thánh cần nhấn mạnh, những chỗ kinh thánh khó hiểu, phát các băng âm tuyên truyền về đạo, chiếu băng hình về cuộc sống sung sướng của những người theo đạo hoặc chiếu băng truyện cổ dân tộc Hmông với lời thuyết minh bằng tiếng Hmông, mặt khác dùng vật chất để gây thiện cảm dụ dỗ đồng bào Hmông theo đạo, như phát thuốc chữa bệnh thông thường cho người ốm đau, cho gói mì tôm, cho gạo khi gặp người khó khăn đói kém. Kèm theo đó là những lời khuyên răn từ bỏ những hủ tục gây phiền hà, tốn kém trong cưới xin, không nên thách cưới bằng bạc trắng. Trong đám tang không nên mổ trâu, bò, không nên để xác chết lâu trong nhà. Trong nhà không nên cúng tổ tiên và các loại ma nhà khác. Bên cạnh những lời nói tuyên truyền, người đến nằm vùng, truyền đạo là người luôn theo đúng đạo đức, không uống rượu, không chơi cờ bạc, không kéo dài bữa ăn tròng các cỗ bàn... ngoài người Hmông vùng truyền đạo, mỗi năm người “cấp trên” có đến làng người Hmông thăm đồng bào từ một đến hai lần. Mỗi lần đến thăm có quà vật chất thích hợp với vùng và điệu kiện sống của người dân.

Người nằm vùng dưới các dạng khác nhau và mức độ khác nhau đã can thiệp vào đời sống của dân. ở huyện Bảo yên, có nhiều trường hợp không theo đạo bị họ gây áp lực tẩy chay. Chỉ có những người bản lĩnh cao có tính tự lực lớn, hoặc có nhóm xã hội khác giúp đỡ mới thoát khỏi áp lực đó. Có những hộ di cư tự do vào Tây Nguyên, sau khi địa phương đưa trả về quê hương cũ ở Bảo Yên, nhưng rồi bị chính những người Hmông ở địa phương theo đạo ấy tẩy chay, gây sức ép, không giúp đỡ khi gặp khó khăn. Đạo Tin lành tổ chức cho dân đến một địa điểm nào đó của làng để cầu nguyện mỗi tuần ba buổi vào tối thứ năm từ 20h đến 20h30, sáng chủ nhật từ 8h đến 8h30, chiều chủ nhật từ 14h đến 14h30, chủ nhật không phải đi làm nương. Phụ nữ cũng được

đi cầu nguyện, được bình đẳng với nam giới, vợ được bình đẳng với chồng. Để lôi kéo người Hmông từ bỏ cúng bái với các hủ tục trong ma chay, cưới xin, họ tác động vào nam giới - già làng trưởng họ, còn để ngăn ngừa các tệ nạn xã hội, họ tác động vào người vợ, người mẹ trong gia đình. Đó là đầu mối quan trọng để xoay chuyển tập quán lạc hậu, và làm cho cuộc sống đời thường có nề nếp.

Riêng ở Lào Cai thời kỳ người Hmông theo đạo Tin lành đông nhất lên tới 18 ngàn người, cư trú ở 180 thôn bản, thuộc 37 xã và 7/ 11 huyện cả tỉnh. Huyện có người Hmông theo đạo nhiều nhất là huyện Bắc Hà, ở đây có tới 520 hộ với 3.262 người bỏ thờ cúng tổ tiên đi theo đạo. Hiện nay số người theo đạo Vàng Trứ - Tin lành còn hơn 10 nghìn người. Số người theo đạo Tin lành nhiều là huyện Bắc Hà, Bát Xát, Bảo Yên, Sa Pa

Bảng 2.4: Tổng hợp số liệu đạo Tin lành người Hmông

(tính đến 30/ 12/ 2007) TT Huyện Số xã theo đạo Số thôn theo đạo Tổng số Dân tộc Mông Hộ Khẩu Hộ Khẩu 1 2 3 4 5 6 7 8 Tổng số 56 184 2602 15142 2551 14831 1 Bảo Yên 10 30 449 2784 448 2779 2 Bát Xát 6 23 340 1994 340 1994 3 Sa Pa 13 46 534 2880 484 2575 4 Văn Bàn 4 8 99 577 99 577 5 Bảo Thắng 6 23 511 2945 511 2944 6 Bắc Hà 15 51 659 3902 659 3902 7 Lào Cai 1 2 6 35 6 35 8 Mường Khương 1 1 4 25 4 25

Nguồn: Tổng hợp số liệu đạo Tin lành tính đến 30/ 12/ năm 2007

Như vậy tính tới thời điểm hiện nay một bộ phận không ít người Hmông đã bỏ tín ngưỡng truyền thống để theo tôn giáo ngoại lai. Đặc biệt số người Hmông theo đạo Tin lành rất đông gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống tín ngưỡng của đồng bào nói riêng và của cả cộng đồng Hmông nói chung. Theo số liệu thống kê, trong những năm gần đây thì số người Hmông theo đạo Tin lành sẽ còn tăng lên trong những năm tới chứ không hề suy giảm. Đồng thời, những người Hmông đã bỏ đạo Tin lành hiện nay, một bộ phận không quay lại với tín ngưỡng truyền thống nữa và họ đang khủng hoảng không biết tiếp nhận tín ngưỡng tôn giáo nào. Điều đó lại tạo ra một môi trường thuận lợi cho các đạo lạ xâm nhập cộng đồng người Hmông.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tín ngưỡng của người Hmông tỉnh Lào Cai hiện nay pdf (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)