- Chợ bán buôn hàng nông sản công cộng: đ−ợc đầu t− xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà n− ớc Cơ quan quản lý trực tiếp là Ban Quản lý chợ,
2.5.3.2. Chuỗi cửa hàng
Phát triển ph−ơng thức kinh doanh theo chuỗi là vấn đề có tính quy luật phổ biến của bán buôn, bán lẻ hiện đại ngày nay. ở các n−ớc lựa chọn, đa phần các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ đều phát triển chuỗi cửa hàng trong đó thống nhất ph−ơng thức mua hàng, hình thức cửa hàng, ph−ơng thức phục vụ để khách hàng có thể mua sắm tại cùng một loại sản phẩm cửa hàng ở bất cứ nơi nào.
Tuy nhiên, ph−ơng thức kinh doanh chuỗi có yêu cầu rất cao về yếu tố tổ chức và quản lý. Đối với một chuỗi phân phối bao gồm nhiều cửa hàng, liên tục phát triển và mở rộng, việc đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất chung trong toàn hệ thống phức tạp hơn so với kinh doanh một cửa hàng riêng biệt tại một địa điểm. Hoạt động quản lý của các chuỗi cửa hàng th−ờng khá đa dạng: từ các nghiệp vụ cơ bản nh− quản lý mua/bán, quản lý kho hàng, đến các yêu cầu quản lý linh hoạt nh−: ch−ơng trình khuyến mại, chế độ bảo hành sản phẩm, chăm sóc khách hàng...
Các nhà phân phối th−ờng xây dựng chuỗi hàng hoá sao cho thống nhất đ−ợc công tác quản lý, quy chuẩn đầu vào của hàng hoá, mua hàng tập trung để đảm bảo giá thấp do khối l−ợng mua lớn, chất l−ợng hàng hoá đ−ợc tiêu chuẩn hoá và thống nhất cách thức tr−ng bầy hàng hoá phù hợp...
Mỗi chuỗi cửa hàng cũng th−ờng đ−a ra cách tiếp cận khách hàng mang tính đặc thù để thu hút khách hàng. Đây là một ph−ơng pháp tiếp cận khách hàng hiệu quả mà ng−ời tiêu dùng cần thực hiện.
Các chuỗi cửa hàng sau khi đã đứng vững ở các trung tâm đô thị lớn, th−ờng mở rộng mạng l−ới ra các tỉnh, thành phố, thị trấn, thị xã nhỏ hơn để tạo đà cạnh tranh khi thị tr−ờng phát triển. Đồng thời, nâng cao khả năng cạnh tranh và hạn chế rủi ro trong kinh doanh...