Một số bài học kinh nghiệm của các n−ớc 1 Về các định chế pháp lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các dịch vụ bán buôn bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam (Trang 84 - 86)

- Chợ bán buôn hàng nông sản công cộng: đ−ợc đầu t− xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà n− ớc Cơ quan quản lý trực tiếp là Ban Quản lý chợ,

2.5. Một số bài học kinh nghiệm của các n−ớc 1 Về các định chế pháp lý

2.5.1. Về các định chế pháp lý

- Thứ nhất, về các bộ luật liên quan: Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ - một trong những dịch vụ có cấu thành lớn trong GDP của các quốc gia, chịu sự điều chỉnh của nhiều luật liên quan thuộc hệ thống luật pháp kinh doanh. Để gia nhập thị tr−ờng, các n−ớc đều có Luật Công ty hoặc Luật Doanh nghiệp, Luật Th−ơng mại…điều chỉnh việc thành lập và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp/công ty bán buôn, bán lẻ. Để điều chỉnh các hoạt động trên thị tr−ờng bán buôn, bán lẻ có hệ thống luật pháp liên quan đến cam kết quốc tế về điều cận tiếp cận thị tr−ờng đối với hàng hoá, dịch vụ, con ng−ời và dòng vốn… luật Cạnh tranh, luật Th−ơng mại, luật Hợp đồng, luật Đầu t−, luật Thuế, pháp luật về giá cả, về bảo hộ sở hữu trí tuệ…

- Thứ hai, về các đạo luật bán buôn, bán lẻ riêng: Trong bốn n−ớc mà đề tài lựa chọn nghiên cứu là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan, ngoại trừ Hoa Kỳ với hệ thống bán buôn, bán lẻ và hệ thống pháp luật kinh doanh hiện đại và tiên tiến không cần ban hành các Đạo luật riêng về bán buôn, bán lẻ, 3 n−ớc còn lại hoặc đã xây dựng những Đạo luật riêng cho lĩnh vực bán buôn, bán lẻ (Nhật Bản) hoặc có xu h−ớng sẽ xây dựng và ban hành các đạo luật này (Thái Lan và Trung Quốc). Trong khi ch−a có các đạo luật riêng rẽ về bán buôn, bán lẻ, Chính phủ Trung Quốc và Thái Lan đã ban hành những văn bản pháp quy điều hành dịch vụ bán buôn, bán lẻ đặc thù. Có thể thấy, đặc điểm chung của ba n−ớc đã hoặc sẽ ban hành các đạo luật riêng về bán buôn, bán lẻ là th−ơng mại truyền thống vẫn giữ vị trí quan trọng trong hệ thống dịch vụ bán buôn, bán lẻ của nền kinh tế các n−ớc này.

- Thứ ba, mục tiêu của các đạo luật bán buôn, bán lẻ (Nhật Bản) hay các văn bản pháp quy của Thái Lan và Trung Quốc về bán buôn, bán lẻ là nhằm giữ cân bằng th−ơng mại cho mọi thành phần liên quan đến lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, từ nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà bán buôn, đến nhà bán lẻ lớn hoặc nhỏ và ng−ời tiêu dùng nhằm phát triển, hiện đại hoá dịch vụ bán buôn, bán lẻ, giữ vững ổn định xã hội, bảo vệ lợi ích chính đáng của ng−ời tiêu dùng và bảo vệ môi tr−ờng sinh thái.

Kinh nghiệm của Nhật Bản hay của Thái Lan, Trung Quốc cho thấy những đạo luật hay văn bản pháp quy riêng về bán buôn, bán lẻ cho phép điều chỉnh một cách hiệu quả lĩnh vực dịch vụ bán buôn, bán lẻ đặc thù, trong khi các luật kinh doanh khác vẫn điều chỉnh dịch vụ bán buôn, bán lẻ chung nh− luật công ty, luật đầu t−, luật về thuế, luật cạnh tranh...

- Thứ t−, nội dung của các đạo luật về bán buôn, bán lẻ th−ờng có các quy định về điều kiện cấp phép mở cửa hàng, địa điểm mở cửa hàng, thời gian mở cửa, khoảng cách giữa các cửa hàng và số l−ợng cửa hàng tối đa cho một địa bàn dân c−, một khu vực địa lý nhất định nhằm đảm bảo cân bằng th−ơng mại giữa truyền thống và hiện đại, cân bằng quyền lợi của các th−ơng nhân, của ng−ời tiêu dùng, đồng thời chú ý tới các mục tiêu về an ninh, an toàn xã hội và bảo vệ môi tr−ờng.

- Thứ năm, từ kinh nghiệm của Nhật Bản, Thái Lan hay Trung Quốc cho thấy việc xây dựng đạo luật cụ thể về bán buôn, bán lẻ để có thể điều chỉnh và kiểm soát thị tr−ờng trong những tr−ờng hợp khẩn cấp hoặc có biến động quá lớn của thị tr−ờng... giảm thiểu các mệnh lệnh hành chính dễ bị cho là áp đặt chính sách th−ơng mại đơn ph−ơng...

- Thứ sáu, tăng c−ờng quản lý nhà n−ớc các dịch vụ bán buôn, bán lẻ có thể đ−ợc thực hiện thông qua việc quản lý theo quy hoạch. Quản lý quỹ đất và quản lý chất l−ợng hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp cung cấp. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống quy hoạch mạng l−ới th−ơng mại trên cả n−ớc gắn với quy hoạch đô thị và xây dựng sẽ giúp quản lý các dịch vụ bán buôn bán lẻ một cách khoa học, hiệu quả đồng thời nâng cao đ−ợc giá trị pháp lý và hiệu lực thực thi của các bản quy hoạch mạng l−ới th−ơng mại này.

- Thứ bảy, các chế định pháp lý về dịch vụ bán buôn, bán lẻ nhấn mạnh đến việc quản lý Nhà n−ớc các dịch vụ này bằng hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật đ−ợc xây dựng khoa học và phù hợp với điều kiện thực tiễn vào từng thời kỳ cụ thể (tiêu chuẩn cửa hàng bán lẻ quy mô lớn, trung tâm mua sắm, tiêu chuẩn về chợ bán buôn trung tâm hàng nông sản...).

- Thứ tám, trong hệ thống các chế định pháp lý của cả 4 n−ớc nghiên cứu, dịch vụ bán buôn, bán lẻ nhỏ nói riêng và hoạt động kinh doanh nhỏ và vừa nói chung dành đ−ợc sự quan tâm và khuyến khích hỗ trợ đặc biệt của Chính phủ tất cả các n−ớc. Hệ thống luật pháp Hoa Kỳ, Nhật Bản nh− đã giới thiệu hay hệ thống chế định pháp lý của Trung Quốc và Thái Lan đều có những quy định khuyến khích hỗ trợ đặc biệt cho sự phát triển của các DNNVV hoạt động bán buôn, bán lẻ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các dịch vụ bán buôn bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)