Bán lẻ không qua cửa hàng:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các dịch vụ bán buôn bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam (Trang 74 - 77)

Là loại hình bán lẻ mà hàng hoá đ−ợc chuyển trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc nhà buôn đến ng−ời tiêu dùng không thông qua cửa hàng.

* Bán hàng qua ti vi: là loại hình nhận đ−ợc đơn đặt hàng từ ng−ời tiêu dùng thông qua kênh giới thiệu về hàng hoá trên ti vi.

* Bán hàng qua b−u điện: là loại hình bán lẻ đ−ợc thực hiện thông qua đ−ờng b−u điện bằng cách gửi mục lục hàng hoá cho ng−ời tiêu dùng để giới thiệu về hàng hoá và khi ng−ời tiêu dùng chấp nhận đặt hàng thì gửi hàng đến cho họ cũng bằng đ−ờng b−u điện.

* Bán hàng qua điện thoại: là một loại hình bán lẻ chủ yếu thông qua điện thoại để hoàn thành hoạt động tiêu thụ hoặc mua hàng.

* Bán hàng bằng máy bán hàng tự động: là loại hình bán lẻ thông qua máy bán hàng để tiến hành hoạt động bán hàng.

* Bán hàng tại nhà (bán hàng trực tiếp): là loại hình bán lẻ mà nhân viên bán hàng đến trực tiếp tiếp xúc với ng−ời tiêu dùng để giới thiệu, chào bán nhằm tiêu thụ một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.

Số ng−ời truy cập internet ở Trung Quốc đã tăng đến 34.5% vào năm 2003, đạt 79.5 triệu ng−ời trong đó có 22% truy cập Broadband thêm vào đó việc sử dụng internet sẽ vẫn tiếp tục tăng mạnh.

Việc Trung Quốc đã là thành viên của WTO và cam kết tự do hoá ngành dịch vụ tài chính và công nghệ thông tin sẽ thúc đẩy phát triển th−ơng mại điện tử của n−ớc này. Cổng th−ơng mại điện tử đầu tiên của Trung Quốc đ−ợc mở HYPERLINK "http://WWW.chinaEC.com” đã kết nối 30 doanh nghiệp với ng−ời tiêu dùng, bán hàng trực tuyến các sản phẩm: thiết bị gia dụng, trang trí nội thất, phần mềm và sách, quà tặng và hoa, công nghệ thông tin. Công ty Gome Home Appliace là nhà khổng lồ của Trung Quốc trong lĩnh vực thiết bị gia dụng là một trong doanh nghiệp đã cho mua sắm trực tuyến qua mạng. Mặc dù hiện tại còn hạn chế về hệ thống thẻ thanh toán và Luật th−ơng mại điện tử nh−ng những điều này sẽ sớm đ−ợc khắc phục và bán hàng trực tuyến ở Trung Quốc dự kiến sẽ phát triển mạnh thời gian tới.

2.3.2.3. Phơng thức quản lý kinh doanh

a. Những ph−ơng thức kinh doanh chuỗi ngày càng phát triển

- Ph−ơng thức kinh doanh trực tiếp: nghĩa là tất cả các hệ thống cửa hàng trong một hệ thống chuỗi đều do một chủ đầu t− trực tiếp đầu t−.

- Ph−ơng thức kinh doanh liên minh: đây thuộc loại cho phép kinh doanh một cách đặc biệt. Các đơn vị kinh doanh nằm trong hệ thống chuỗi này không phải do một chủ đầu t−, không phải do tổng bộ đầu t− toàn bộ, mà do các cá nhân khác hoặc đơn vị khác đầu t−, nh−ng tình nguyện gia nhập liên minh, tuân thủ sự quản lý của liên minh và phải nộp phí.

- Ph−ơng thức tự do chuỗi hay còn gọi là tự nguyện kinh doanh chuỗi: Đặc điểm của ph−ơng thức này là do một số doanh nghiệp vừa và nhỏ tự động 1iên kết lại, liên hợp lại với nhau và cùng nhau thống nhất nhập hàng, cùng nhau bài trí tên hàng rồi cùng nhau kinh doanh, không có đặc điểm giống nh− hai ph−ơng thức trên tức là phải dựa vào nhãn mác nổi tiếng hay là dựa vào doanh nghiệp nổi tiếng có thực lực. Tự do kinh doanh chuỗi này gần giống nh− liên minh mua sắm.

Ph−ơng thức kinh doanh theo chuỗi ở Trung Quốc phát triển rất nhanh. Đến cuối năm 2003, Trung Quốc có tổng cộng 1.202 doanh nghiệp theo ph−ơng thức kinh doanh chuỗi đạt mức doanh số tiêu thụ trên vạch qui định (Vạch quy định: đối với doanh nghiệp bán lẻ là 5 triệu Nhân dân tệ).

Bên cạnh đó, số l−ợng các cửa hàng bán lẻ chuỗi có tổng cộng 44.540 với tổng doanh số bán lẻ cả năm đạt 368,7 tỷ Nhân dân tệ, chiếm 8% trong tổng doanh số l−u thông bán lẻ toàn xã hội.

b. Ph−ơng thức bán hàng hiện đại d−ới sự sáng tạo của Trung Quốc:

Các mô hình bán lẻ hiện đại, nhất là mô hình siêu thị chuyên kinh doanh hàng t−ơi sống mới xuất hiện ở Trung Quốc thời gian gần đây. Đây là mô hình

đ−ợc du nhập từ n−ớc ngoài. Trong siêu thị kinh doanh t−ơi sống này có phần cứng và phần mềm. Đối với phần cứng nh− hệ thống cơ sở hạ tầng, các hệ thống máy làm lạnh... có bộ phận nhập từ n−ớc ngoài và có phần do Trung Quốc tự chế tạo. Nh−ng đối với phần mềm về nội dung quản lý thì hầu nh− phải học hoàn toàn từ n−ớc ngoài.

Trong quá trình học hỏi kinh nghiệm từ n−ớc ngoài, Trung Quốc cũng có sáng tạo ra những cái riêng của mình. Chẳng hạn, hiện nay ở Trung Quốc có rất nhiều trung tâm th−ơng mại, trung tâm bách hoá rất lớn, ở trên kinh doanh rất nhiều các mặt hàng khác nhau, nh−ng ở d−ới tầng hầm, hầu nh− trung tâm nào cũng có một hai tầng siêu thị kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, đồ hộp, n−ớc uống... đó là mang đặc điểm TrungQuốc.

Hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ nổi tiếng trên thế giới đầu t−

vào Trung Quốc rất nhiều, nh−ng bản thân họ ít liên doanh đầu t− với doanh nghiệp l−u thông nội địa Trung Quốc, chủ yếu là họ liên doanh với các nhà kinh doanh bất động sản, địa ốc. Ví dụ, Wal - Mart Hoa Kỳ liên doanh với tập đoàn địa ốc Vạn Đạt ở Đại Liên, trong đó Vạn Đạt Đại Liên xây dựng các cơ sở hạ tầng, buildings, các trung tâm còn Wal-Mart thì thuê lại để kinh doanh...

2.4. Thái Lan

2.4.1. Khái quát chung về dịch vụ bán buôn, bán lẻ ở Thái Lan

Dịch vụ bán buôn, bán lẻ của là một ngành chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế Thái Lan. Dịch vụ bán buôn, bán lẻ không chỉ góp phần đẩy mạnh phân phối hàng hoá ra thị tr−ờng mà còn là một ngành tạo ra giá trị gia tăng cao trong nền kinh tế quốc dân, hiện nay chiếm khoảng 17% GDP của Thái Lan, giải quyết 15% việc làm cho ng−ời lao động. Hệ thống này còn là cầu nối quan trọng giữa sản xuất và ng−ời tiêu dùng, đóng vai trò là ng−ời vận chuyển và là yếu tố quyết định giá cả hàng hoá.

Thập niên 80 của thế kỷ XX ghi nhận sự bùng nổ đầu t− n−ớc ngoài vào lĩnh vực dịch vụ bán buôn, bán lẻ của Thái Lan nhờ những chính sách thông thoáng trong thu hút đầu t− n−ớc ngoài vào lĩnh vực này.

Trong suốt nhiều năm, đầu t− vào th−ơng mại dịch vụ, trong đó có dịch vụ bán buôn, bán lẻ luôn duy trì tốc độ tăng tr−ởng khá ấn t−ợng: 19,8%, chỉ đứng sau mức tăng tr−ởng của hai ngành công nghiệp mũi nhọn - điện tử và trang thiết bị - của quốc gia này.

Cấu trúc hệ thống th−ơng mại hiện nay đã có những thay đổi căn bản so với thời gian tr−ớc, th−ơng mại hiện đại phát triển nhanh và không ngừng tăng tỷ trọng, còn th−ơng mại truyền thống thì lại giảm tỷ trọng. Cụ thể năm 2002: th−ơng mại hiện đại chiếm tỷ trọng 54%, th−ơng mại truyền thống chiếm 46% tổng doanh số bán lẻ của Thái Lan.

Tình trạng mất cân bằng th−ơng mại và sự chi phối thị tr−ờng bán buôn, bán lẻ của các tập đoàn phân phối lớn n−ớc ngoài đã trở thành bài toán nan giải đối với Chính phủ Thái Lan.

2.4.2. Các chế định pháp lý về dịch vụ bán buôn, bán lẻ

2.4.2.1. Các luật chung liên quan đến dịch vụ bán buôn, bán lẻ

ở Thái Lan, lĩnh vực bán buôn, bán lẻ chịu sự điều chỉnh của các luật hiện hành sau đây: Luật dân sự và Th−ơng mại Thái Lan, Luật Công ty Nhà n−ớc, Luật Liên doanh, Luật về Giá hàng hoá và dịch vụ năm 1999, Luật Cạnh tranh năm 1999, Luật về Sàn giao dịch t−ơng lai hàng nông sản năm 1999, Luật Đo l−ờng năm 1999, Luật Kiểm soát đối với kinh doanh kho, hầm chứa và kho lạnh năm 1992...

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi lựa chọn giới thiệu tóm tắt về Đạo luật Cạnh tranh th−ơng mại (TCA-Trade Competition Act) năm 1999 của Thái Lan.

Luật Cạnh tranh 1999 có hiệu lực thi hành từ tháng 4/1999 cùng với thời hạn hiệu lực của Luật về giá cả hàng hoá và dịch vụ năm 1999. Hai Luật này thay thế cho Luật về định giá và chống độc quyền năm 1979.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các dịch vụ bán buôn bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)