Khái quát chung về dịch vụ bán buôn,bán lẻ của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các dịch vụ bán buôn bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam (Trang 36 - 37)

Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ của Hoa Kỳ đ−ợc phân loại trên cơ sở pháp lý về Hệ thống phân loại công nghiệp Bắc Mỹ- NAICS của Hoa Kỳ năm 1997 và đ−ợc cập nhật trong thời gian 5 năm. Hiện nay, th−ơng mại bán buôn, bán lẻ của Hoa Kỳ đang áp dụng hệ thống phân loại NAICS năm 2002. Theo đó, th−ơng mại bán buôn có mã ngành là NAICS-42 và th−ơng mại bán lẻ có mã ngành là 44-45. Trong mã ngành bán buôn NAICS-42, các nhà bán buôn chủ sở hữu (Merchant Wholesalers) bán buôn hàng lâu bền (cả t− liệu sản xuất và hàng tiêu dùng lâu bền) thuộc phân ngành nhỏ 423, các nhà bán buôn bán hàng mau hỏng thuộc phân ngành 424, trong khi các đại lý/môi giới bán buôn thuộc phân ngành nhỏ 425.

Trong mã ngành bán lẻ NAICS-44&45, có các tiểu ngành sau:

Cửa hàng bán lẻ chuyên doanh gồm các mã NAICS -44, trong đó: 441 - cửa hàng ô tô và phụ tùng; 442- cửa hàng đồ gỗ nội thất và gia dụng; 443 - cửa hàng điện tử và đồ điện tử gia dụng; 444 - cửa hàng vật liệu xây dựng và thiết bị làm v−ờn; 445 - cửa hàng thực phẩm và đồ uống; 446- cửa hàng chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp (trong đó, 44611 là các cửa hiệu thuốc và d−ợc phẩm); 447 - cửa hàng xăng dầu; 448 - cửa hàng quần áo và phụ kiện. Cửa hàng văn hoá phẩm (sách, âm nhạc) và dụng cụ thể thao mã 451; Các cửa hàng tổng hợp mã 452; các cửa hàng bán lẻ khác có mã số 453. Các hình thức bán hàng không qua cửa hàng mang mã số 454. Các cửa hàng ăn uống công cộng mã 722 ...

Theo Vụ thống kê kinh tế - Bộ Th−ơng mại Hoa Kỳ, doanh số bán buôn hàng hoá của các nhà bán buôn chủ sở hữu Hoa Kỳ (Merchant wholesalers) (không tính doanh số bán buôn của các nhà sản xuất/chế tạo) năm 2005 đạt 3.858 tỷ USD, tăng khoảng 17% so với 3.296,5 tỷ USD năm 2004 và bằng khoảng 29,7% so với GDP của Hoa Kỳ. Còn doanh số bán lẻ hàng hoá và dịch vụ thì đạt khoảng 3.693,4 tỷ USD năm 2005, tăng 6,3% so với 3.474,3 tỷ USD năm 2004 và chiếm khoảng 24% trong GDP -13.000 tỷ USD năm 2005 của Hoa Kỳ.

Theo số liệu thống kê việc làm của Bộ lao động (DOL) Hoa Kỳ: lĩnh vực bán buôn chiếm khoảng 4,4%lực l−ợng lao động và 7,0% số l−ợng cơ sở kinh doanh của Hoa Kỳ; số liệu t−ơng ứng của lĩnh vực bán lẻ là 11,6% và 12,1%.

Năm 2006, số việc làm trong th−ơng mại bán buôn trung bình là 5.897.600, thời gian 1997-2006 nằm trong khoảng từ 5.607.500 (2003) đến 5.933.200 (2000). Đối với th−ơng mại bán lẻ, con số này lần l−ợt là 15.319.300 năm 2006, mức cao kỷ lục của mọi thời kỳ, còn mức trung bình hàng năm là 14.388.900 (vào năm 1997).

Đặc điểm của hệ thống dịch vụ bán buôn, bán lẻ Hoa Kỳ là tính tập trung và chuyên môn hoá rất cao. Ví dụ, trong ngành may mặc, khoảng 30 công ty bán lẻ hàng đầu có doanh số bán 96 tỷ USD trên khoảng 180 tỷ USD tổng doanh số bán hàng quần áo hàng năm.

Tính chuyên môn hoá cao của hệ thống thể hiện ở chỗ các nhà bán lẻ của Hoa Kỳ th−ờng mua hàng từ các nhà cung cấp chuyên nghiệp nh− các nhà bán buôn (gồm cả đại lý và môi giới bán buôn) và áp dụng các ph−ơng thức kinh doanh hiện đại mang tính tổ chức cao nh− mua bán tại các trung tâm giao dịch, các hội chợ hay qua mạng của các Hiệp hội chuyên ngành.

Hệ thống dịch vụ bán buôn, bán lẻ của Hoa Kỳ là kết hợp của cả các mô hình th−ơng mại truyền thống và hiện đại. Dẫu th−ơng mại hiện đại chiếm tỷ trọng áp đảo nh−ng th−ơng mại truyền thống với các hình thức chợ và hội chợ vẫn đ−ợc duy trì và phát triển thông qua con đ−ờng hiện đại hoá để thích ứng với môi tr−ờng kinh doanh hậu công nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các dịch vụ bán buôn bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam (Trang 36 - 37)