Diễu đạt mục tiêu đúng, rõ ràng

Một phần của tài liệu Hình thành năng lực tự học (Trang 103 - 105)

- Vận chuyển, tạo đà bay

4.Diễu đạt mục tiêu đúng, rõ ràng

mạch lạc 18,5 92,5 15,5 21,7

Qua kết quả ở bảng 2 cho thấy * Về mặt định lượng.

- Sau khi thực nghiệm, ở trường CĐSP Bắc Ninh đã có 74,0% đạt yêu cầu về kĩ năng xác định được mục tiêu bài học (thấy mục tiêu chủ đề nghiên cứu). Nghĩa là đã xác định mục tiêu đúng và đủ về nội dung. Mặt khác, một điều đáng mừng nữa là SV Trường CĐSP Bắc Ninh diễn đạt mục tiêu đúng, rõ ràng, mạch lạc với tỉ lệ rất cao: 92,5%. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn những SV nhận thức chậm chưa xác định đủ mục tiêu, song nội dung còn thiếu, nhưng không đáng kể và tỉ lệ còn rất thấp 7,4%.

- Một tư liệu để tham khảo, đó là số SV đạt yêu cầu về kĩ năng xác định mục tiêu bài học ở trường không thực nghiệm (CĐSP Bắc Giang) còn thấp, đặc biệt là tiêu chí 3 là nêu mục tiêu đúng và đủ về nội dung thì chỉ có 28%.

* Kết quả bảng 2 về mặt định tính chúng tôi nhận thấy: Đa số các em SV đã biết cách xác định mục tiêu bài học, khắc phục được những nhược điểm mà chúng tôi đã nêu ở phần trên (Phần cơ sở lý luận mục 1.7. Thực trạng). Thế có nghĩa là sau một quá trình tự học được rèn luyện dần trong các cuộc hội thảo luận, thì hầu như SV đã không còn xác định sai về nội dung của mục tiêu, và khá vững vàng trong việc diễn đạt đúng mục tiêu, rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ đúng quy tắc dạy học lấy chủ thể (người học) làm trung tâm.

Ví dụ 1: SV Nguyễn Thị Huyền - lớp hóa sinh K24 - Khoa Tự nhiên - Trường CĐSP Bắc Ninh đã xác định mục tiêu bài học (chủ đề nghiên cứu): Tiết 36 +37 - Hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn động vật ngành dây sống như sau:

Qua chủ đề này người học phải: - Về kiến thức:

+ Trình bày cấu tạo hệ tiêu hóa của động vật ngành dây sống tiến hóa dần từ động vật có xương sống bậc thấp đến động vật có xương sống bậc cao trên thang tiến hóa.

+ Trình bày cấu tạo hệ tuần hoàn của động vật ngành dây sống được tiến hóa dần (phát triển hoàn thiện) từ thấp lên cao.

+ Giải thích vì sao có sự tiến hóa đó?

- Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp. - Về thái độ: Có ý thức bảo vệ động vật.

Ví dụ 2:

Hoặc một sinh khác: SV Ngô Thị Trang - lớp hóa sinh K24 - Khoa tự nhiên - Trường CĐSP Bắc Ninh cũng xác định mục tiêu của chủ đề này:

Tiết 36 + 37

Hướng tiến hóa hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn của động vật ngành dây sống. Em xác định như sau:

Qua chủ đề này, SV phải: - Về kiến thức:

+ Trình bày cấu tạo hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn của động vật ngành dây sống được hoàn thiện dần từ động vật bậc thấp đến động vật bậc cao.

+ Giải thích được sự tiến hóa?

- Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp. - Về thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật.

Như vậy: Qua hai bài xác định mục tiêu bài học (Chủ đề nghiên cứu) của hai SV Trường CĐSP Bắc Ninh - Tức là Trường CĐSP được chọn dạng thực nghiệm ta nhận thấy:

SV đã xác định mục tiêu bài học - đó là cái đích mà bài học cần phải đạt tới.

Tuy sự diễn đạt của hai SV đó có sự khác nhau. Song các em vẫn đảm bảo đúng quy tắc xác định mục tiêu và mục tiêu được xác định đúng, đầy đủ, rõ ràng.

Trong khi đó SV ở trường CĐSP Bắc Giang (Trường không dạy thực nghiệm). Ta thấy vẫn có tình trạng SV. Xác định và diễn đạt mục tiêu bài học (chủ đề nghiên cứu) giống như lần trước (lần kiểm tra 1).

Qua phần nhận xét trên, ta có thể khẳng định được một điều

Kĩ năng xác định mục tiêu bài học (hay chủ đề nghiên cứu) được hình thành và rèn luyện qua quá trình tự học của SV nhờ sự hướng dẫn theo quy trình đã đề xuất.

3.4.3. Kết quả của việc hình thành năng lực xây dựng cấu trúc nội dung bài học (chủ đề nghiên cứu) (ở tiết 36 + 37 - thuộc chương VIII) dung bài học (chủ đề nghiên cứu) (ở tiết 36 + 37 - thuộc chương VIII)

Chủ đề: Hướng tiến hóa qua các hệ thống cơ quan ngành động vật dây sống, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.

Bảng 3: Kết quả hình thành và rèn luyện kĩ năng xây dựng cấu trúc nội dung chủ đề học

Các tiêu chí đánh giá Kết quả (% SV đạt yêu cầu CĐSP Bắc Ninh (Tổng số 27 bài) CĐSP Bắc Giang (Tổng số 32 bài) Trước thực nghiệm kiểm tra lần 1 Sau thực nghiệm kiểm tra lần 2 Kiểm tra lần 1 Kiểm tra lần 2

Một phần của tài liệu Hình thành năng lực tự học (Trang 103 - 105)