THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu Hình thành năng lực tự học (Trang 88 - 90)

- Cản không khí, năng thân khi bay.

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Bước đầu đánh giá khả năng hình thành năng lực tự học ở SV Cao đẳng Sư phạm

3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM

Xác định hiệu quả của các biện pháp về hình thành năng lực tự học cho SV Cao đẳng Sư phạm qua giảng dạy học phần: Động vật học có xương sống.

3.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM3.3.1 Đối tượng thực nghiệm 3.3.1 Đối tượng thực nghiệm

Để tiến hành làm được đề tài này, chúng tôi chọn đối tượng thực nghiệm là:

* SV năm thứ nhất - lớp Hóa sinh K24 - Khoa Tự nhiên Trường CĐSP Bắc Ninh.

* Sau khi SV đã học xong các chương từ chương I tới chương V. Của học phần "Động vật học có xương sống", chúng tôi áp dụng quy trình dạy - tự học để giảng dạy học phần này, nhằm mục đích: "Hình thành năng lực tự học cho SV CĐSP", Ở các chương VI và VIII của học phần: Động vật học có xương sống.

* Một đối tượng nữa, chúng tôi đề cập đến trong đề tài này là: SV năm thứ 3 - lớp Hóa Sinh K22 - Khoa tự nhiên - Trường CĐSP Bắc Giang.

Với đối tượng này, chúng tôi không dạy chương VI và chương VIII của học phần này theo phương pháp mà chúng tôi đã đề xuất, vẫn để các giảng viên dạy theo phương pháp thuyết trình (giống như chương I - Cơ sở thực tiễn của đề tài đã nêu).

3.3.2. Cách tiến hành thực nghiệm

3.3.2.1. Trước khi thực nghiệm

Sau khi SV của 2 lớp Hóa Sinh (K24 - K22) ở hai Trường CĐSP Bắc Ninh và CĐSP Bắc Giang đã học xong 5 chương đầu của học phần "Động vật học có xương sống".

Chúng tôi tiến hành kiểm tra lần 1, đề kiểm tra của hai trường là như nhau. Mục đích của lần kiểm tra này là:

* Xác định việc nhận thức về vấn đề hình thành năng lực tự học cho SV CĐSP.

* Xác định năng lực tự học có được và thực trạng khả năng hình thành năng lực tự học cho SV CĐSP.

Lưu ý: Là ở cả hai Trường CĐSP Bắc Ninh và CĐSP Bắc Giang, các giảng viên đều dạy các chương này theo phương pháp thuyết trình là chính.

* Đánh giá kết quả thực trạng mặt tiếp thu nhận thức về việc hình thành năng lực tự học cho SV.

* Đánh giá được khả năng hình thành năng lực tự học cho SV CĐSP.

(Lưu ý: Các kết quả này đã được trình bày ở chương 1 - Cơ sở của việc hình thành năng lực tự học cho SV CĐSP ở mục 1 - 7).

3.3.2.2 Tiến hành thực nghiệm

Khi đã nắm bắt được các vấn đề về mặt lý luận nhận thức của SV, cũng như thực trạng năng lực tự học vốn có và thực trạng khả năng hình thành năng lực tự học cho SV CĐSP chúng tôi tiến hành thực nghiệm dạy theo phương pháp để hình thành cho SV năng lực tự học qua giảng dạy học phần: "Động vật học có xương sống" và các tiến hành như sau:

* Đối tượng thực nghiệm SV năm thứ nhất lớp hóa sinh K24 trường CĐSP Bắc Ninh.

* Công thức thực nghiệm: thực nghiệm theo mục tiêu, nghĩa là: lấy mục tiêu làm đối chứng. Còn thực nghiệm là các biện pháp hình thành năng lực tự học dạy cho SV lớp Hóa - Sinh K24 - CĐSP Bắc Ninh qua 2 chương dạy thực nghiệm là Chương 6 và Chương 8 thuộc học phần Động vật học có xương sống.

Và một đối tượng nữa là sinh viên năm thứ ba lớp Hóa - Sinh trường CĐSP Bắc Giang chúng tôi làm tư liệu tham khảo so sánh.

* Quá trình thực nghiệm, chúng tôi tiến hành như sau:

Đối với SV lớp hóa sinh K24 - khoa Tự nhiên - trường CĐSP Bắc Ninh, chúng tôi đã từng bước tiến hành để hình thành năng lực tự học cho SV CĐSP.

- Đầu tiên trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi giành 2 tiết đầu giảng dạy lý thuyết (làm cơ sở để hình thành năng lực) và bước đầu hướng dẫn SV làm quen với biện pháp hình thành năng lực tự học - để từ đó, mà các lần tiếp theo SV tự hình thành cho mình kỹ năng và cuối cùng sẽ hình thành cho bản thân năng lực tự học.

- Thật vậy, tiết 1 + 2 lý thuyết - Chúng tôi tiến hành.

Hình thành năng lực tự học cho SV CĐSP qua giảng dạy học phần: "Động vật học có xương sống".

Đặt vấn đề: Với tham vọng của đề tài này, chúng tôi giúp các em SV CĐSP hình thành cho mình năng lực tự học - tự học suốt đời trong khi học, học phần: "Động vật học có xương sống". (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vậy: Trước hết giúp SV nhận thức rõ tự học, vai trò của tự học.

Một phần của tài liệu Hình thành năng lực tự học (Trang 88 - 90)