Người học là phải có khả năng diễn đạt kiến thức bằng quan điểm của riêng mình

Một phần của tài liệu Hình thành năng lực tự học (Trang 69 - 70)

V. Nguồn gốc và sự tiến hóa VI Ý nghĩa kinh tế của bò sát

2.3.4.Người học là phải có khả năng diễn đạt kiến thức bằng quan điểm của riêng mình

1 Cấu tạo ngoài * Hình dạng cơ thể:

2.3.4.Người học là phải có khả năng diễn đạt kiến thức bằng quan điểm của riêng mình

điểm của riêng mình

Khả năng diễn đạt kiến thức, niềm tin, mục đích của mình, đây là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống cũng như trong các hoạt động trên lớp như các cuộc hội thảo, các buổi nghe giảng.

Người học trình bày sự hiểu biết (diễn đạt kiến thức học được của mình) hoặc niềm tin của mình đó là phương pháp hữu hiệu nhằm nâng cao kiến thức của họ.

* Muốn vậy người học phải nắm rõ các yếu tố cấu thành của một bài trình bày hiệu quả như sau:

+ Thông tin mới phù hợp với kiến thức của người nghe

+ Bài trình bày đưa ra được một cái nhìn tổng quan, các tóm tắt và cuối cùng là một lời tổng kết.

+ Thông tin được sắp xếp sao cho có thể hỗ trợ cho việc học, thông thường là theo mức tăng dần của độ khó hiểu, độ phức tạp của vấn đề.

+ Các ý, các nguyên tắc tổng quát được minh họa bằng những ví dụ cụ thể hoặc các trường hợp tương tự.

+ Vấn đề được trình bày một cách thích hợp, chẳng hạn như khi diễn đạt bằng lời nói thì độ lớn, tốc độ nói và cách phát âm phải như thế nào cho phù hợp.

* Chính từ đó người tự học khi diễn đạt kiến thức của mình cũng nên tuân theo các nguyên tắc sau:

+ Người học cần có đủ thời gian để lập đề cương trình bày.

+ Người học nên diễn đạt ý kiến bằng chính ngôn ngữ của mình thay vì nhắc lại lời trong sách giáo khoa hoặc lời giảng của GV.

+ Nên sử dụng những từ vựng phù hợp với lĩnh vực đề cập tới.

+ Nên minh họa các ý và nguyên tắc chung bằng các ví dụ, biểu đồ… + Nên tạo cơ hội cho những người khác nêu ra câu hỏi và trình bày sự hiểu biết của họ.

Một phần của tài liệu Hình thành năng lực tự học (Trang 69 - 70)