Giải thích quy trình hướng dẫn học 1 chủ đề

Một phần của tài liệu Hình thành năng lực tự học (Trang 74 - 77)

V. Nguồn gốc và sự tiến hóa VI Ý nghĩa kinh tế của bò sát

2.4.2.Giải thích quy trình hướng dẫn học 1 chủ đề

1 Cấu tạo ngoài * Hình dạng cơ thể:

2.4.2.Giải thích quy trình hướng dẫn học 1 chủ đề

Bước 1: Bước này thực hiện ở trên lớp GV giới thiệu cho SV những nội dung sau:

- Giới thiệu mục tiêu cần phải đạt: Qua các chủ đề này SV phải:

+ Kiến thức: Nêu đủ mục tiêu kiến thức, diễn đạt theo đúng hướng lấy người học làm trung tâm

+ Kỹ năng: Sử dụng các kiến thức để thực hiện thao tác mang tính nghề nghiệp

+ Năng lực: Sử dụng kỹ năng vào tình huống khác nhau. - Giới thiệu tài liệu và phương tiện học tập:

+ Tài liệu: Nêu rõ giáo trình chính và tài liệu tham khảo khác (cần có). + Phương tiện: Cần dụng cụ để làm thí nghiệm gì? Cần đưa hình gì, hình vẽ gì, mẫu vật gì?

- Giới thiệu tiến trình học và biện pháp thực hiện. + Tiến trình học (kế hoạch làm việc):

. Mỗi tiết thực hiện những nhiệm vụ gì?

+ Biện pháp thực hiện: SV nghiên cứu về mục tiêu của chủ đề.

Bước 2: GV giao nhiệm vụ học tập cho SV.

- GV hướng dẫn SV nghiên cứu giáo trình hoặc tài liệu hướng dẫn thực hành, giới thiệu phương pháp tự nghiên cứu nội dung chủ đề.

- GV đưa các câu hỏi nhất là các câu hỏi tình huống, bài tập, phiếu học tập và chỉ dẫn ở các mức độ khác nhau. (Ví dụ có sáu mức độ kiến thức của BLoom): Đó là:

1- Câu hỏi để nhận ra được một vấn đề nào đó 2- Câu hỏi là dễ hiểu

3- Câu hỏi vận dụng 4- Câu hỏi phân tích 5- Câu hỏi tổng hợp

6- Câu hỏi đánh giá nhận xét

Trong đó mức 1 là dễ mức 6 là khó. Tùy theo trình độ SV mà đưa ra câu hỏi ở mức độ nào cho phù hợp để hướng dẫn người học thực hiện

- Phân tích được cấu trúc nội dung của chủ đề

- Xác định được mối quan hệ của các thành phần kiến thức - Giải thích được cơ chế nguyên nhân

- Xác định được hệ thống các khái niệm cơ bản và chỉ ra được tính quy luật biểu hiện (nếu có)

- Xác định con đường tiếp cận đến kiến thức

- Nêu ra những băn khoăn, thắc mắc về những nội dung cụ thể của chủ đề nghiên cứu.

Bước này SV tự học tự nghiên cứu, tự rèn luyện theo hướng dẫn của GV, theo giáo trình hay tài liệu hướng dẫn. Đây là bước quan trọng của quy

trình. Bước này đòi hỏi tính tự giác của SV. Điều kiện tiên quyết và bắt buộc để chiếm lĩnh được tri thức và hình thành được năng lực tự học cho SV. Là mỗi SV phải tự nghiên cứu trước ở nhà trong thời gian chuẩn bị theo những câu hỏi GV nêu ra sau bài học trước.

Bước 3: Kiểm tra khả năng tự hoàn thành nhiệm vụ học tập của SV. Muốn vậy phải tổ chức thảo luận.

Tiến trình một buổi thảo luận gồm các bước sau: 1. GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của cả lớp

GV nêu mục đích, nhiệm vụ và kế hoạch tiến trình của buổi thảo luận 2. SV thảo luận nhóm hoặc thảo luận cả lớp. GV đôn đốc, giúp đỡ, khuyến khích. Để buổi thảo luận bớt căng thẳng thì với các khả năng phát biểu kết luận vấn đề nghiên cứu của SV, sẽ là các phản ứng tương ứng của GV như sau:

+ Nếu phát biểu của SV đúng-> GV sẽ khen gợi, công nhận.

+ Nếu phát biểu đúng một phần -> GV đánh giá phần trả lời đúng, đề nghị các SV khác bổ sung, hoàn thiện.

+ Nếu phát biểu là sai -> GV ghi nhận sự đóng góp, yêu cầu các SV khác cung đóng góp.

+ Nếu chỉ định mà SV không trả lời được → có thể hỏi SV khác, có thể nêu vấn đề bằng từ ngữ khác, có thể sử dụng phương tiện trực quan để làm rõ vấn đề, có thể yêu cầu SV xem lại giáo trình, tài liệu tham khảo.

3. GV cùng SV tổng kết, xác định phương án tối ưu cho những nội dung đã thảo luận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. SV tự kiểm tra, điều chỉnh sản phẩm của mình

5. SV tự rèn luyện khả năng tự nghiên cứu một chủ đề. Cụ thể như SV tự lực trình bày sản phẩm nghiên cứu của mình.

Qua buổi thảo luận, SV sẽ được nghe sự trình bày việc giải quyết các câu hỏi, bài tập vận dụng của bạn bè, sau đó là nghe ý kiến của thầy. Như vậy SV đã được nghe, xem việc trình bày mẫu về hình thành năng lực tự học một chủ đề đó.

SV được tự phát biểu ý kiến của mình, SV được tự thực hành thể hiện kiến thức mà họ đã được tiếp xúc và nghiên cứu ở nhà.

Sự trao đổi ý kiến giữa SV-SV, SV-GV về thao tác, hành dộng trong những trường hợp dạy học cụ thể, đã giúp SV tiếp thu hành động, vận dụng hành động có tính quy luật một cách có ý thức. Năng lực tự học dần dần được hình thành ở SV.

Bước 4: Tổng kết, bổ sung cách học.

- Sau buổi thảo luận - GV cùng SV tổng kết, xác định được phương án tối ưu cho những nội dung đã thảo luận.

- SV tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh sản phẩm của mình cho phù hợp với mục tiêu đề ra.

- Tự kiểm tra, tự đánh giá: Giúp SV xem lại phần tự học nào đó của mình cần tiếp tục nghiên cứu, rèn luyện năng lực nào mà SV thấy còn yếu.

Bước 5: GV giao nhiệm vụ học tập mới cũng có thể thay vì yêu cầu SV giải quyết bài tập vận dụng

Một phần của tài liệu Hình thành năng lực tự học (Trang 74 - 77)