Khả năng hình thành năng lực tự học trong dạy học phần "Động vật học có xương sống"

Một phần của tài liệu Hình thành năng lực tự học (Trang 28 - 32)

"Động vật học có xương sống"

Theo khuyến cáo của UNESCO (1996) thì mục đích đào tạo ở tiểu học là chuẩn bị và giúp cá thể biết học qua học viết học nói. Mục đích ở trung học là chuyển giao tri thức. Mục đích ở Cao đẳng và Đại học là trang bị tri thức chuyên sâu và phát triển năng lực phát triển chuyên ngành. Về mục đích lại có ba cấp độ được diễn đạt như sau:

Mục đích xã hội Mục đích đào tạo Mục đích môn học Từ những điều kiện trên mà ta thấy tính tất yếu của khả năng hình thành năng lực tự học trong dạy học phần Động vật học có xương sống - Sách cao đẳng sư phạm đã được biên soạn theo hướng trang bị cho SV những tri thức chuyên sâu và phát triển được năng lực tự học, phát triển chuyên ngành.

Thật vậy, nếu để hình thành và phát triển năng lực tự học cho SV ta có thể dựa vào:

* Yếu tố thứ nhất: Là yếu tố tăng cường hướng dẫn học trong giờ lên lớp giáp mặt người học thì ta càng thấy rõ được cách bố trí trình bày nội dung

của giáo trình hợp lý với mục đích môn học và từ đó ta có thể hình thành cho sinh viên năng lực tự học như:

Mục đích Nội dung Phương pháp tự học Mục đích của học phần: "Động vật học có xương sống" là: - Kiến thức:

+ Trang bị cho người học đặc điểm cấu tạo gắn với chức phận sinh lý và các hoạt động sống phù hợp với những điều kiện sống cơ bản và đặc trưng cho mỗi lớp.

+ Thấy tính đa dạng sinh học vốn sẵn có ở mỗi lớp động vật có xương sống.

+ Phản ánh nguồn gốc, sự tiến hóa và ý nghĩa kinh tế của mỗi lớp động vật có xương sống.

- Kỹ năng: Giúp SV nâng cao được khả năng quan sát, phân tích kỹ năng thực hành và khả năng nhận biết thế giới động vật một cách toàn diện.

- Thái độ: Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng và lòng yêu quý động vật.

Chính xuất phát từ mục đích chung của giáo trình "Động vật học có xương sống" như vậy mà việc trình bày nội dung cho mỗi lớp đều phân bố theo các mục như sau:

I- Đặc điểm chung

II- Cấu tạo và hoạt động sống III- Phân loại

IV- Sinh thái học V- Nguồn gốc

VI- Ý nghĩa kinh tế

Mặt khác, cách bố trí trình bày nội dung của giáo trình "Động vật học có xương sống" thể hiện được chiều hướng phát triển từ thấp đến cao tức là thể hiện được sự tiến hóa của giới động vật.

* Chính vì cách trình bày như vậy ta có thể hình thành cho sinh viên năng lực tự học, học phần này, vì việc hướng dẫn tự học cần thể hiện được hai mặt là: Lượng và chất.

- Về lượng: Càng về cuối giáo trình, tỉ lệ thời gian dành cho thuyết giảng so với hướng dẫn học càng giảm.

Vì sao vậy? Như trên ta đã nói việc trình bày nội dung ở các lớp là giống nhau. Vì vậy ta chỉ cần hướng dẫn cho sinh viên cách tự học khoảng 3 lớp là từ đó sinh viên sẽ tự lực nghiên cứu giáo trình mà xây dựng cấu trúc nội dung học cho các lớp tiếp theo một cách dễ dàng.

Và cấu trúc nội dung các lớp về sau của động vật ngành dây sống có thể được trình bày theo hình thức:

+ Hoặc lập đề cương + Hoặc lập bảng + Hoặc sơ đồ hóa + Hoặc hình vẽ...

- Về chất: Càng về cuối giáo trình càng hướng về việc xây dựng câu hỏi, bãi tập, giúp cho người học tự mình nêu ra được nhiệm vụ học tập, phương pháp học, câu hỏi để kiểm tra, đánh giá kết quả học. Như vậy, thay việc giáo viên nêu mục tiêu bài học là nêu các câu hỏi để hướng dẫn học, nêu câu hỏi để người học tự kiểm tra, bằng việc người học nêu ra được mục tiêu bài học, nêu được cách học các nội dung dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Thật vậy, do đặc điểm cấu trúc nội dung của giáo trình "Động vật học có xương sống" được trình bày như ta đã nhận thấy ở trên. Cho nên, càng về cuối giáo trình GV càng dễ dàng sử dụng các câu hỏi, bài tập, giúp người học tự xác định được nhiệm vụ và phương pháp học tập, rồi tự kiểm tra, đánh giá được mình và từ đó đã hình thành cho SV năng lực tự học trong khi học học phần "Động vật học có xương sống".

Ví dụ: Khi dạy chương VIII (Học phần - "Động vật học có xương sống"): Hướng tiến hóa qua các hệ thống cơ quan ngành động vật có dây sống.

Sau khi nêu vấn đề (đó là tên cho một chủ đề), GV có thể nêu câu hỏi thay cho phần nêu mục tiêu của chủ đề này như sau:

+ Câu hỏi 1: Vị trí chương VIII đặt sau cả thảy 7 chương cùng với tên chủ đề như vậy em có nhận xét gì về việc bố trí thứ tự các chương của giáo trình không?

+ Câu hỏi 2: Vậy thì chương VIII nhằm mục đích gì?

+ Câu hỏi 3: Với mục đích của chương như vậy em hãy nêu cách học các nội dung của chương?

* Như vậy là từ yếu tố "Hướng dẫn học" như trên mà ta có thể thực hiện tiếp được yếu tố thứ hai là: Tạo điều kiện thuận lợi để người học tự thể hiện mình ở chỗ: Sau khi GV nêu ra một loạt câu hỏi như trên thì ở mỗi SV (hoặc nhóm nhỏ) sẽ có suy nghĩ riêng để xác định mục tiêu của chủ đề này, cũng như xây dựng cấu trúc nội dung của chủ đề với những cách khác nhau.

* Xuất phát từ hai yếu tố trên, ta cần yếu tố thứ ba là: tạo điều kiện để người học được tự kiểm tra, tự đánh giá.

Thật vậy, sau yếu tố thứ hai, thì rõ ràng rằng mỗi sinh viên (hoặc nhóm) có những sản phẩm (hay kết quả nghiên cứu riêng) khi được góp ý, bổ sung, hoặc tranh luận với nhau. Sau đấy, dưới sự cố vấn, trọng tài của GV với

những tổng kết tối ưu mà SV có thể tự kiểm tra, tự đánh giá được mình. Cũng có thể, GV đưa ra câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan, câu hỏi tự luận, nêu cấu tạo theo kiểu trả lời ngắn, để SV làm bài, rồi dựa trên kết luận của GV, SV tự kiểm tra, tự đánh giá.

Ví dụ:

+ Câu hỏi 4: Chọn câu đúng nhất trong các câu sau: - Thú là động vật có xương sống tiến hóa nhất

- Chim và thú đều là động vật có xương sống và đều tiến hóa hơn cả. - Tất cả các động vật có dây sống là tiến hóa hơn.

+ Câu hỏi 5: Chọn câu đúng nhất trong các câu sau: - Hệ thần kinh của bò sát, chim, thú tiến hóa nhất.

- Hệ thần kinh của tất cả động vật có xương sống tiến hóa nhất. - Hệ thần kinh của chim, thú là tiến hóa hơn cả.

- Hệ thần kinh của thú tiến hóa nhất.

Tóm lại, đối với học phần "Động vật học có xương sống", đây là học phần trong số các học phần của chương trình cao đẳng sư phạm dễ giảng dạy theo hướng hình thành năng lực tự học cho sinh viên, để hình thành năng lực tự học cho sinh viên khi học học phần này đạt hiệu quả cao cần có: "Tài liệu hướng dẫn tự học" cho sinh viên.

Một phần của tài liệu Hình thành năng lực tự học (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w