Học tập suốt đời được quan niệm là chìa khóa mở cửa vào thế kỷ

Một phần của tài liệu Hình thành năng lực tự học (Trang 45 - 47)

V. Nguồn gốc và sự tiến hóa VI Ý nghĩa kinh tế của bò sát

2.1.1.Học tập suốt đời được quan niệm là chìa khóa mở cửa vào thế kỷ

6 GVn chưa có phương pháp dạy theo hướng hình thành năng lực tự học cho S

2.1.1.Học tập suốt đời được quan niệm là chìa khóa mở cửa vào thế kỷ

sinh viên năng lực "Học tập suốt đời".

2.1.1. Học tập suốt đời được quan niệm là chìa khóa mở cửa vào thế kỷ XXI thế kỷ XXI

Học tập suốt đời được quan niệm là chìa khóa mở cửa vào thế kỷ XXI, Vì "học tập suốt đời" sẽ phục vụ được mọi nhiệm vụ mà xã hội yêu cầu, đó là: Học tập suốt đời vượt qua sự phân biệt truyền thống giáo dục ban đầu và giáo dục thường xuyên. Nó gắn với một quan niệm khác, thường là tiên tiến hơn: quan niệm về một xã hội học tập, ở đó tất cả đều có thể cung cấp một cơ hội học tập và phát huy tiềm năng của mình.

Học tập suốt đời dựa trên bốn trụ cột:

• Học để biết: Điều này cũng có nghĩa là: học cách học, nhằm tận dụng các cơ hội do giáo dục suốt đời mang lại. Ngày nay điều đó có nghĩa nhiều hơn là học một hệ kiến thức chuyên biệt. Nó đòi hỏi một cách tiếp cận với bản thân việc học, phải hiểu cách nắm vững những công cụ sử dụng kiến thức, và cách rèn luyện những khả năng phê phán, tò mò, và tất nhiên cả trí nhớ.

• Học để làm, thường tách rời "học để biết" đương nhiên không chỉ liên quan đến việc nắm vững được những kỹ năng mà còn đến việc ứng dụng kiến thức và đến một bộ những năng lực được gọi theo nghĩa rộng là những "kỹ năng sống".

Như vậy, học để làm, nhằm nắm được không những một kỹ năng nghề nghiệp, mà còn rộng hơn, là khả năng đối mặt được với nhiều tình huống và biết làm việc đồng đội. Học để làm cũng có nghĩa là học kinh nghiệm về xã hội hoặc lao động, được đem lại cho tuổi trẻ, dưới dạng tự phát, như là những nội dung lấy từ các vùng, các địa phương hoặc từ phạm vi quốc gia, hoặc dưới dạng chính quy bằng cách phát triển giáo dục kiểu xen kẽ giữa học tập và lao động.

• Học để cùng sống với nhau. Học để cùng sống với nhau có nghĩa nhiều hơn là khoan dung người khác. Nó có nghĩa là mong hiểu được người khác, phải thông qua sự hiểu chính mình. Giáo dục dù tiến hành ở nhà trường, ở gia đình, ở cộng đồng… phải làm cho học sinh có một cách nhìn đúng về thế giới, phải giúp cho học sinh khám phá ra mình là ai, và chỉ khi đó, mới có thể thực sự đặt mình vào địa vị người khác để hiểu rõ những tác động qua lại và có thái độ đúng đắn, để có thể cùng sống với nhau trong sự tôn trọng lẫn nhau.

Học để cùng sống với nhau có nghĩa là mong cam kết làm việc với nhau lâu dài, cảm nhận sâu sắc được tính phụ thuộc lẫn nhau trong việc thực hiện những dự án chung và nảy sinh qua thực tiễn làm việc với nhau, nhiều nhân tố mới có thể biến đổi những căng thẳng thành sự đồng tâm, đoàn kết trong những cố gắng chung, với tinh thần tôn trọng những giá trị của sự đa phương, đa dạng của sự hiểu biết lẫn nhau và của công cuộc bảo vệ nền hòa bình.

• Học để làm người. Học để làm người có nghĩa là khuyến khích sự phát triển đầy đủ nhất tiềm năng sáng tạo của mỗi con người, với toàn bộ sự phong phú và sự phức tạp của con người; theo cách nói của Hội đồng, giáo dục trước hết là một "Hành trình nội tại" dẫn đến sự xây dựng nhân cách của mỗi con người. Những khuyến cáo đó cho đến nay vẫn còn nguyên tính then chốt, vì thế kỷ XXI đòi hỏi ở mỗi con người năng lực tự chủ và xét đoán cao hơn, gắn bó với sự tăng cường trách nhiệm cá nhân trong nỗ lực nhằm đạt được mục đích chung. Nhằm mục đích này, giáo dục không thể coi nhẹ bất kỳ

tiềm năng nào của từng cá nhân: trí nhớ, lập luận, mỹ cảm, thế lực, kỹ năng giao lưu… Một đòi hỏi trong tương lai đối với giáo dục, không được để một tài năng nào, như một kho báu tiềm ẩn trong lòng từng con người, không được khai thác.

Một phần của tài liệu Hình thành năng lực tự học (Trang 45 - 47)