Hướng dẫn sinh viên biết cách kế hoạch hóa, để quản lý thời gian.

Một phần của tài liệu Hình thành năng lực tự học (Trang 55 - 57)

V. Nguồn gốc và sự tiến hóa VI Ý nghĩa kinh tế của bò sát

2.3.1.2.Hướng dẫn sinh viên biết cách kế hoạch hóa, để quản lý thời gian.

6 GVn chưa có phương pháp dạy theo hướng hình thành năng lực tự học cho S

2.3.1.2.Hướng dẫn sinh viên biết cách kế hoạch hóa, để quản lý thời gian.

không chi tiết quá, trước tiên chỉ cần vạch ra một lộ trình bao quát được lĩnh vực rộng, còn chi tiết sẽ bổ sung sau trong quá trình thi hành).

2.3.1.2. Hướng dẫn sinh viên biết cách kế hoạch hóa, để quản lý thời gian. thời gian.

Kế hoạch hóa là nhân tố then chốt để quản lý thời gian một cách có hiệu quả bao gồm:

- Có một kế hoạch học kỳ ghi rõ những "Ngày mốc" của việc học trong học kỳ như: Ngày thi, ngày kiểm tra, ngày đi thực tập… và những "Ngày mốc" của những cam kết như những hoạt động xã hội, gia đình, việc làm…

- Từ đó lập kế hoạch cho những nhiệm vụ cụ thể phải hoàn thành và kế hoạch hóa việc chuẩn bị để đi đến những "Ngày mốc" nói trên.

Một khi kế hoạch dài hạn đã được vạch ra thì học sinh, SV có thể thấy được tình hình sử dụng thời gian sẽ diễn biến thế nào? Khi nào là rất bận cần phải tập trung nỗ lực cho việc học, khi nào có thời gian hơn để cho những hoạt động khác. Từ đó, người học có thể tìm ra và bố trí những khoảng thời gian thích hợp cho việc học và cho các hoạt động khác.

Ví dụ: Trong dạy học phần động vật học có xương sống thường dạy cho SV năm thứ nhất học vào một học kỳ. Trong mỗi học kỳ này có hai bài kiểm tra điều kiện và cuối kỳ có bài thi hết môn. Thường cuối kỳ thời gian bận hơn chỉ dành cho ôn thi cùng với các phân môn khác của khoa (đều bố trí thi cuối kỳ). Biết vậy, SV sẽ bố trí những khoảng thời gian thích hợp cho việc học.

* Kế hoạch trung hạn: Sau khi đã có kế hoạch dài hạn, người học có thể làm kế hoạch trung hạn, trước hết cho tuần lễ sắp đến, với những chi tiết cần thiết có thể viết thời gian biểu cho cả tuần đó. Nên có sổ tay hoặc nhật ký phục vụ cho mục đích này, cần ghi chi tiết đối với những cam kết đã cố định được trong tuần tới.

Ví dụ: Sau khi được GV hướng dẫn quỹ thời gian học cho học phần: Động vật học có xương sống, người học có thể lập kế hoạch cá nhân (theo kế hoạch trung hạn) cho mỗi tuần có thể như:

Chương I: Ngành dây sống : 3 tiết Tổng 3 chương 10 tiết

Chương II: Phân ngành có xương sống: 2 tiết mà mỗi tuần học 4 tiết Chương III: Nhóm động vật học có hàm: 5 tiết → 3 chương học hai

tuần rưỡi Do đó người học có thể phân chia thời gian cho việc học một cách hợp lý với các bộ môn khác…

* Kế hoạch ngắn hạn: Đó là kế hoạch hàng ngày, chi tiết nhất, nó mang tính "Vi chỉnh" đối với kế hoạch tuần, nó tập trung vào từng nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ như:

- Xác định giới hạn thời gian thực hiện để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể (Ví dụ trong học phần động vật học có xương sống thì khi học chương I có 3 tiết mà phân phối chương trình 4 tiết trên tuần và mỗi buổi 2 tiết cho nên tiết 4 của tuân thứ nhất ta nghiên cứu sang chương II một phần).

- Bố trí những nhiệm vụ thách thức nhất vào thời gian thích hợp nhất để giải quyết một cách thuận lợi.

Ví dụ như khi học xong một lớp thuộc học phần động vật học có xương sống là ta tiến hành thực hành để quan sát cấu tạo ngoài và giải phẫu quan sát cấu tạo trong. Muốn đảm bảo được yêu cầu này thì phần thực hành này ta chỉ bố trí vào các buổi chiều trên phòng thực hành.

- Chỉ định những khối thời gian dài hơn đối với những nhiệm vụ phức tạp và xác định những thời kỳ ngắn cho những nhiệm vụ đơn giản hơn.

- Có một số việc có thể tranh thủ làm vào những "Mẫu" thời gian rỗi (Ví dụ trong lúc ngồi chờ chỗ xe công cộng, chỗ hẹn gặp, hoặc vào lúc hoãn một buổi họp…)

- Mang theo một sổ tay để ghi những ý nghĩ xung quanh việc học (ví dụ: những sáng kiến, những kinh nghiệm, những việc phải làm…)

Một phần của tài liệu Hình thành năng lực tự học (Trang 55 - 57)