Tính tất yếu của việc hình thành năng lực tự học qua giảng dạy học phần "Động vật học có xương sống"

Một phần của tài liệu Hình thành năng lực tự học (Trang 26 - 28)

PHẦN "ĐỘNG VẬT HỌC CÓ XƯƠNG SỐNG"

1.6.1. Tính tất yếu của việc hình thành năng lực tự học qua giảng dạy học phần "Động vật học có xương sống" dạy học phần "Động vật học có xương sống"

Như chúng ta đã biết, quy trình cơ bản của quá trình dạy học là "Sự thống nhất giữa mục đích, nội dung, phương pháp, được thể hiện:

Mục đích Nội dung Phương pháp

Mục đích ở Cao đẳng và Đại học là trang bị tri thức chuyên sâu và phát triển năng lực chuyên ngành.

Cụ thể mục tiêu cách học, học phần Động vật học có xương sống cũng giống như mục tiêu cách học chung, đó là: Cách nhận biết vấn đề, cách thu

nhận thông tin, cách xử lý thông tin, cách hợp tác, cách tự kiểm tra, tự điều chỉnh.... và các kỹ năng tương ứng.

Ví dụ: Trong học phần Động vật có xương sống (Chương VI chẳng hạn) ta phải chỉ ra được:

* Mục tiêu cần đạt được của chương: + Về kiến thức:

- Chim có chung nhiều đặc điểm với tổ tiên bò sát của chúng.

- Chim là lớp có xương sống, đặc trưng thích nghi cao độ với đời sống bay lượn.

- Chim có tập tính tiến hóa cao.

- Về kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát... - Thái độ: Giáo dục quan điểm duy vật biện chứng và lòng yêu thiên nhiên (động vật).

* Từ đó xác định nội dung chính của chương.

- Chỉ ra những đặc điểm giống bò sát. Từ đó nêu nguồn gốc của chim. - Chỉ ra những đặc điểm chung của lớp chim thích nghi cao độ với đời sống bay lượn.

- Chỉ ra đặc điểm riêng của chim có tập tính tiến hóa cao. * Cuối cùng đưa ra phương pháp dạy - học:

Có thể áp dụng phương pháp dạy - học theo cách giải quyết vấn đề. Ta có quy tình gồm 6 bước liên tiếp như sơ đồ dưới đây:

Cụ thể:

Bước 1: Xác định vấn đề (như mục tiêu)

Bước 2: Thu thập, phân tích tổng hợp thông tin - Dựa vào giáo trình

Xác định vấn đề Đánh giá sự can thiệp Thu thập v phân à tích tổng hợp thông tin áp dụng kế hoạch h nh à động Tìm giải pháp Xây dựng một kế hoạch h nh à động

- Tài liệu tham khảo

Bước 3: Tìm giải pháp. Xây dựng cấu trúc nội dung chương

Bước 4: Xây dựng một kế hoạch hành động: Dựa vào sự phân phối chương trình giáo trình- Chương này học bao tiết để phân bổ hợp lý.

Bước 5: áp dụng kế hoạch hành động: Từng tiết tương ứng với từng nội dung cần đạt.

Bước 6: Đánh giá sự can thiệp: Nhằm mục đích xác định giá trị của nội dung so với những chỉ tiêu đề ra, tập trung vào xem xét những vấn đề phát hiện ra đã được giải quyết đến mức độ nào, thường là dựa trên những mặt chất lượng, hiệu quả và triển vọng.

Một phần của tài liệu Hình thành năng lực tự học (Trang 26 - 28)