V. Nguồn gốc và sự tiến hóa VI Ý nghĩa kinh tế của bò sát
1 Cấu tạo ngoài * Hình dạng cơ thể:
2.3.5. Người tự học cần có khả năng tự hoàn thành nhiệm vụ học tập theo mục tiêu đề ra
tập theo mục tiêu đề ra
*Thật vậy: để có được điều này, người tự học phải tự mình vận động, thực hiện được quy trình tự học - Có như vậy người học mới hoàn thành nhiệm vụ học tập theo mục tiêu đề ra.
Cụ thể:
* Quy trình dạy - tự học hay quy trình dạy học tích cực lấy người học (trò, SV...) làm trung tâm là tổ hợp hệ thống các thao tác tự học của trò đối với tác động dạy của thầy được tiến hành theo trình tự ba thời như sau:
* Thời một: Nghiên cứu cá nhân.
Theo hướng dẫn của thầy, người học tự đặt mình vào vị trí của người tự nghiên cứu, tự tiến hành khám phá tìm ra cách thức " mới" hoặc các giải pháp bằng cách tự lực suy nghĩ, xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề thầy đã đặt ra cho mình. Theo các trình tự thao tác sau đây:
1- Nhận biết vấn đề và phát hiện vấn đề 2- Định hướng giải quyết các vấn đề 3- Thu thập thông tin
5- Tái hiện kiến thức, khái niệm, công thức... Xây dựng các giải pháp giải quyết, xử lý tình huống.
6- Thử nghiệm các giải pháp, kết quả 7- Đưa ra kết luận
8- Ghi lại kết quả và cách nghiên cứu (Sản phẩm ban đầu)
Vậy: Sau thời một, người học đã tự mình tìm ra cách xử lý tình huống vấn đề được thầy đặt ra và ghi lại trên phiếu (hay vở bài tập). Kết quả tìm thấy được cùng với cách xử lý của mình, bằng hành động của mình, Người học đã tạo ra " sản phẩm giáo dục đào tạo ban đầu", hay " Sản phẩm thô", bao gồm cả kiến thức chuẩn mực cuộc sống, cách học, cách làm.
* Thời hai: Hợp tác với bạn, học bạn
"Sản phẩm ban đầu" thực sự có giá trị và có ý nghĩa đối với người học. Vì đó là kết quả đạt được do hoạt động của chính bản thân người học. Song dễ mang tính chất chủ quan, phiến diện. Muốn trở thành khách quan, khoa học hơn, thì sản phẩm đó phải thông qua sự đánh giá, phân tích, sàng lọc, bổ sung của cộng đồng các chủ thể. Xã hội - lớp học, tức là chủ thể (ng- ười học) phải hợp tác với các bạn, thông qua các hình thức trao đổi cá nhân, thảo luận nhóm - lớp, các hoạt động tập thể. Dù ở hình thức nào, chủ thể không thụ động nghe bạn nói, nhìn bạn làm, mà phải tích cực, chủ động tự thể hiện mình theo các thao tác sau đây:
1. Tự đặt mình vào tình huống, tập sự sắm vai, sắm vai, đưa ra cách xử lý tình huống, giải quyết vấn đề.
2. Tự thể hiện bằng văn bản, ghi lại kết quả xử lý của mình (bằng sản phẩm ban đầu)
3. Tự trình bày, giới thiệu, bảo vệ đến cùng sản phẩm ban đầu của mình 4. Tỏ rõ thái độ của mình trước chủ kiến của bạn: Đúng - sai; Hay - dở; tham gia tranh luận.
5. Tự ghi lại ý kiến của các bạn theo nhận thức của mình.
6. Khai thác những gì đã hợp tác với các bạn, bổ sung điều chỉnh sản phẩm ban đầu của mình thành một sản phẩm tiến bộ hơn
Sau thời hai, chủ thể đã hợp tác với các bạn, và đã sử dụng tất cả những gì là khách quan, khoa học của các sản phẩm cá nhân của các bạn để hoàn thiện hơn sản phẩm ban đầu của mình. Song trong hoạt động đó cả lớp sẽ gặp phải tình thế nan giải, khó phân biệt đúng - sai, khó đi đến kết luận khoa học. Thì giờ đây, GV là người trọng tài khoa học kết luận cuộc thảo luận của lớp thành một bài thật sự khoa học từ những gì mà người học tự mình tìm ra. Cho nên chủ thể (người học) phải học thầy và biết cách học thầy.
* Thời ba: Hợp tác với thầy, tự kiểm tra, tự điều chỉnh
Thật ra, người học đã học thấy từ thời một, thay thế cho bài giảng có sẵn, thầy đã đặt ra cho trò trước một hệ thống tình huống và định hướng cho trò tự mình xử lý tình huống, trò phải nắm bắt được và học theo những gì mà thầy, cô hướng dẫn. Ở thời hai, người học không những học được cách tổ chức, đạo diễn cho tập thể lớp hoạt động. Giờ đây ở thời ba, thầy lại là người trọng tài kết luận về những gì mà cá nhân và tập thể lớp đã tự tìm ra thành bài học khoa học. Học thầy là học nội dung bài học thầy đã kết luận cùng với cách ứng xử của thầy để đi đến kết luận.
Trong lúc học thầy, người học cũng phải giữ vai trò chủ thể tích cực, chủ động. Không thụ động nghe thầy kết luận, giảng giải mà tích cực học thầy và biết cách học thầy, bằng hành động của chính mình, theo trình tự các thao tác dưới đây:
1. Tự xử lý tình huống, giải quyết vấn đề theo sự hướng dẫn của thầy. 2. Chủ động hỏi thầy và biết cách hỏi thầy về những gì mình có nhu cầu, nhất là về cách học, cách làm.
3. Tự ghi lại chính xác ý kiến kết luận của thầy trong giờ thảo luận hay trong hoạt động của lớp
4. Học cách ứng xử của thầy trước những tình huống gay cấn nổi lên trong quá trình hoạt động tập thể, cách phân tích, tổng hợp các ý kiến khác nhau để đi đến kết luận.
5. Dựa và kết luận của thầy, tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh sản phẩm ban đầu của mình thành những sản phẩm khoa học
Cần tiến hành tự kiểm tra, điều chỉnh theo trình tự các thao tác sau đây: 1. So sánh, đối chiếu kết luận của thầy và ý kiến của các bạn, so với sản phẩm ban đầu của mình: "Đúng - Sai; Hay - Dở; Đủ - Thiếu"
2. Kiểm tra lý lẽ, tìm kiếm luận cứ, thâm nhập vào thực tiễn để có cơ sở chứng minh đúng sai
3. Tổng hợp thêm lý lẽ, chốt lại vấn đề.
4. Tự sửa sai, điều chỉnh: Bổ sung những gì cần thiết vào sản phẩm ban đầu, tự sửa những chỗ sai sót.
5. Tự rút kinh nghiệm về cách học, cách xử lý tình huống, cách giải quyết vấn đề của mình.
Và thầy kiểm tra, đánh giá căn cứ vào kết quả tự đánh giá, tự điều chỉnh của người học. Sự đánh giá của thầy phải có tác dụng giáo dục thực sự, tức là hỗ trợ cho người học tự đánh giá, tự điều chỉnh, thực hiện thao tác trên đây và tự học có hiệu quả.
Như thế: Qua tổng số các chủ đề của tất cả môn học, từ năm học này đến năm học khác, qua biết bao nhiêu lần tìm hiểu, giải quyết chủ đề, xử lý tình huống, ngay từ trên ghế nhà trường người học đã tự lực hình thành và phát triển dần dần cho bản thân mình nhân cách một con người hành động, con người thực hiện tự chủ, năng động và sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề, có năng lực tự học sáng tạo.