V. Nguồn gốc và sự tiến hóa VI Ý nghĩa kinh tế của bò sát
1.7.2.2. Đối với sinh viên
* Thực trạng nhận thức (ý thức) về vấn đề hình thành năng lực tự học ở SV CĐSP.
- Đối tượng điều tra:
+ Sinh viên năm thứ 1: Lớp hóa sinh K24 - Trường CĐSP Bắc Ninh + Sinh viên năm thứ 3: Lớp hóa sinh K22- Trường CĐSP Bắc Giang - Nội dung điều tra: chúng tôi tập trung kiểm tra về nhận thức vấn đề hình thành năng lực tự học cho SV các trường CĐSP hiện nay, qua việc dùng phương pháp điều tra thông qua việc đặt câu hỏi cho 59 SV ở hai trường CĐSP Bắc Ninh và CĐSP Bắc Giang.
- Hình thức điều tra: Tiến hành trước khi dạy thực nghiệm chương VI và VIII bằng một bài kiểm tra khách quan ở trên lớp với thời gian 20 phút
+ Nội dung bài kiểm tra: Câu 8 thuộc 11 câu hỏi (phụ lục) Và chúng tôi đã thu được kết quả như bảng 1 dưới đây:
Bảng 1.1: Kết quả điều tra về mặt nhận thức vấn đề hình thành năng lực tự học cho sinh viên các trường CĐSP
Phân loại Trường CĐSP Bắc Ninh Trường CĐSP Bắc Giang
Số bài đạt Tổng số Tỉ lệ % Số bài đạt Tổng số Tỉ lệ %
Tốt 2 27 7.4 3 32 9.3
Khá 10 27 37.0 13 32 41.0
Trung bình 13 27 48.2 14 32 43.5
Yếu 2 27 7.4 2 32 6.2
- Nhận thức chung về vấn đề hình thành năng lực tự học cho SV ở hai trường là tương đương nhau
- Kết quả mặt nhận thức này là chưa cao thể hiện qua bảng là số SV mà có nhận thức tốt về vấn đề này đạt tỷ lệ chưa cao. Trong đó SV thiếu nhận thức về vấn đề này vẫn còn tồn tại.
- Mặt bằng nhận thức về vấn đề này ở hai trường là tương đương nhau * Thực trạng có được về năng lực tự học ở SV CĐSP
- Đối tượng điều tra:
+ Sinh viên năm thứ nhất - lớp Hóa - Sinh K24 - khoa tự nhiên - trường CĐSP Bắc Ninh
+ Sinh viên năm thứ ba - lớp Hóa - Sinh K22 - Khoa tự nhiên trường CĐSP Bắc Giang
- Địa bàn điều tra: Trường CĐSP Bắc Ninh và Trường CĐSP Bắc Giang.
- Nội dung điều tra: Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành kiểm tra sinh viên ở hai trường CĐSP Bắc Ninh và Bắc Giang về khả năng hình thành năng lực tự học sau khi đã học xong năm chương bằng một bài kiểm tra thực nghiệm khách quan ở trên lớp 20 phút (câu hỏi mang tính chất hình thành năng lực tự học cho sinh viên)
- Nội dung bài kiểm tra: Câu hỏi: Anh (chị) hãy nêu sự tiến hóa về mặt cấu tạo hệ tiêu hóa của 5 lớp thuộc động vật học có xương sống đã học?
- Kết quả điều tra: Thu được ở bảng 1.2
Bảng 1.2: Tổng hợp kết quả điều tra thực trạng năng lực tự học trước thực nghiệm sau khi học xong 5 chương đầu của giáo trình: Động vật học có xương sống
Số bài đạt Tổng số bài Tỉ lệ (%) Số bài đạt Tổng số bài Tỉ lệ (%) 0 <Đ ≤ 3 1 27 3,8 2 32 6,2 3 < Đ < 5 12 27 44,4 15 32 46,6 5≤ Đ < 7 12 27 44,4 13 32 41 7≤ Đ < 8 2 27 7,4 2 32 6,2 8 ≤Đ≤ 10 0 27 0 0 32 0 Qua bảng 1.2 chúng tôi có một số nhận xét:
- Một là: Kết quả về thực trạng năng lực tự học vốn có ở SV của cả hai trường CĐSP Bắc Ninh và Bắc Giang là tương đương nhau.
- Hai là: Kết quả về năng lực tự học có được ở cả hai trường CĐSP là còn thấp (tương đương tỉ lệ 14/27 và 15/32)
- Ba là: Cả hai trường CĐSP Bắc Ninh và Bắc Giang đều tồn tại SV đạt điển kém tức là đạt điểm ≤ 3 và cả hai trường đều không có SV đạt điểm ≥ 8.
Tóm lại, về mặt kiến thức của cả hai trường và tương đương nhau và kết quả nhận thức về năng lực tự học cũng như khả năng tự học vốn có ở SV hai trường CĐSP Bắc Ninh và Bắc Giang còn thấp. Chính vì vậy cần đổi mới phương pháp dạy học bộ môn này theo hướng "Hình thành năng lực tự học cho sinh viên CĐSP".
* Thực trạng việc hình thành năng lực tự học của SV CĐSP. • Đối tượng điều tra:
- SV năm thứ 1, lớp hóa sinh K24 - trường CĐSP Bắc Ninh. - SV năm thứ 3, lớp hóa sinh K22 - trường CĐSP Bắc Giang. • Nội dung: chúng tôi tập trung điều tra về:
- Kỹ năng phân tích và xây dựng cấu trúc nội dung bài học
• Hình thức điều tra: Để điều tra được các kỹ năng này trước thực nghiệm chúng tôi tiến hành cho SV tập dượt thử bằng một bài kiểm tra (cho về nhà làm). Sau đó chấm bài cho SV để đánh giá thực trạng.
Câu hỏi kiểm tra: - Anh chị hãy xác định mục tiêu của chương V - lớp bò sát. Từ đó phân tích và xây dựng cấu trúc nội dung cơ bản của chủ đề: Trình bày mối quan hệ mật thiết về cấu tạo và chức phận của nhóm bò sát thích nghi với đời sống chủ yếu ở cạn? Mà tiêu chí xác định thực trạng này, chúng tôi dựa vào mục tiêu và yêu cầu cần phải làm của từng nhóm kỹ năng.
Sau khi chấm bài làm của sinh viên, chúng tôi thu được kết quả sau.
Bảng 1.3: Tổng hợp kết quả điều tra kỹ năng xác định mục tiêu bài học.
Các tiêu chí Kết quả
CĐSP Bắc Ninh
(tổng số 27 bài) CĐSP Bắc Giang (tổng số 32 bài) Số bài đạt
yêu cầu Tỷ lệ % Số bài đạt yêu cầu Tỷ lệ %