Nhĩm giải pháp về nhận thức

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên và vận dụng vào việc giáo dục sinh viên các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay potx (Trang 86 - 89)

- Thứ nhất, nhận thức đúng vị trí, vai trị của đạo đức , lối sống.

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức là gốc của con người, cũng như nguồn của sơng, gốc của cây; đạo đức làm cho con người trở nên đáng kính và giúp con người vượt qua khĩ khăn, thử thách. Đức và tài là hai yếu tố cốt yếu của nhân cách, giữa chúng cĩ mối quan hệ hữu cơ với nhau. Cĩ đức mà khơng cĩ tài thì làm việc gì cũng khĩ, nếu khơng nĩi là người vơ dụng. Ngược lại cĩ tài mà khơng cĩ đức thì khơng thể đem tài đĩ phụng sự được nhân dân, thậm chí cịn cĩ hại cho xã hội nữa. Do vậy, tài năng phải được xây dựng và dựa trên nền tảng của đạo đức. Tài năng càng cao thì càng phải củng cố, trau dồi đạo đức. Các phẩm chất đạo đức được thể hiện thơng qua những hành vi hàng ngày của con

người trong cuộc sống. Đĩ chính là lối sống. Lối sống trong sạch, lành mạnh là động lực lớn giúp con người và xã hội vươn tới tầm cao văn hĩa.

Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận SV Thành phố trong thời gian qua là do các lực lượng giáo dục lẫn bản thân đối tượng được giáo dục – SV, chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trị của đạo đức, lối sống; quá chú trọng việc “dạy chữ”, “luyện tài” mà xem nhẹ việc “dạy người”, “rèn đức”. Vì thế, nâng cao hiệu quả cơng tác giáo dục đạo đức, lối sống cho SV Thành phố, trước hết phải bắt đầu từ việc làm thay đổi nhận thức của lực lượng giáo dục như: các bậc phụ huynh, Bộ Giáo dục và đào tạo, Đảng ủy – Ban giám hiệu nhà trường, Phịng cơng tác chính trị, Đồn TN Cộng sản, Hội TN, Hội SV, đội ngũ thầy cơ giáo … và cả đối tượng được giáo dục là SV về vấn đề này. Muốn vậy, cần phải đẩy mạnh việc tuyên truyền và quán triệt một cách sâu, rộng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho mọi tầng lớp nhân dân; mở cuộc vận động học tập theo tấm gương đạo đức, lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tồn Đảng, tồn dân ta.

- Thứ hai, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của cơng tác giáo dục đạo đức, lối sống trong nhà trường nĩi chung và trường đại học nĩi riêng.

Theo Hồ Chí Minh, mục đích của giáo dục là đào tạo ra những cơng dân hữu ích cho xã hội, gĩp phần đắc lực vào cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Giáo dục khơng chỉ cĩ nhiệm vụ trang bị kiến thức, năng lực chuyên mơn mà cịn hình thành nhân cách cho người học. Vì vậy phải giáo dục tồn diện trên tất cả các mặt: trí, đức, thể, mỹ, trong đĩ đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục đạo đức. Mức độ quan tâm, chú trọng được thể hiện rõ qua dung lượng và thời lượng mà ngành giáo dục dành cho cơng tác này. Hồ Chí Minh từng phê bình ngành giáo dục vì quá tập trung việc “dạy chữ” mà lơi lỏng việc “dạy người”. Người nĩi: “Tơi xem chương trình giáo dục cho đến hết lớp 10, phần đức dục rất thiếu sĩt, chỉ cĩ mười dịng” [78, tr.105]. Trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp để khắc phục hạn chế trên, Hồ Chí Minh đề xuất ý kiến: “Đạo đức học phải là một ngành khoa học xã hội và những người cĩ trách nhiệm phải đi sâu nghiên cứu chuyên cần hơn nữa, phải trở thành một mơn học khơng thể thiếu được trong trường đại học và phổ thơng” [36, tr.121].

Để đào tạo học sinh, SV thành những người thừa kế xây dựng CNXH vừa “hồng” vừa “chuyên” địi hỏi những người làm cơng tác giáo dục mà trước hết là Bộ Giáo dục

và đào tạo cần nhận thức lại các quan điểm giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phải thấy rõ ý nghĩa cực kỳ quan trọng của cơng tác giáo dục đạo đức trong hệ thống nhà trường các cấp. Bộ Giáo dục và đào tạo cần nhanh chĩng ban hành văn bản chỉ đạo các trường đại học và cao đẳng nghiêm túc thực hiện quyết định số 1226/GD-ĐT (6/4/1995) đưa đạo đức học trở thành mơn học bắt buộc trong chương trình giảng dạy chứ khơng phải là mơn học tự chọn như hiện nay. Đồng thời cần phải tăng thời lượng từ 30 lên 60 tiết đối với mơn đạo đức. Tăng cường mở các lớp tập huấn giành riêng cho đội ngũ giảng viên làm cơng tác giảng dạy mơn này. Tổ chức biên soạn lại giáo trình đạo đức học để thống nhất nội dung chương trình trên cả nước, thường xuyên nghiên cứu tọa đàm, hội thảo, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm … cơng tác giáo dục đạo đức, lối sống cho SV.

- Thứ ba, cần hiểu rõ giáo dục đạo đức, lối sống là một quá trình lâu dài, phải bền bỉ, kiên trì và nhẫn nại.

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng, lối sống mới khơng phải từ trên trời sa xuống mà được hình thành thơng qua con đường giáo dục và tự giáo dục, tự rèn luyện của mỗi người. Thực chất của việc giáo dục đạo đức, lối sống là làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi. Đĩ là một quá trình lâu dài cĩ lắm khĩ khăn, phức tạp bởi vì cái tốt giống như lúa phải vun trồng, chăm sĩc rất khĩ nhọc thì mới tốt tươi được. Cịn cái xấu ví như cỏ dại khơng cần chăm sĩc cũng mọc lu bù. Chính vì thế, việc giáo dục đạo đức, lối sống cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, khơng được xem nhẹ hoặc xao nhãng.

Giáo dục hình thành đạo đức, lối sống mới cho SV Thành phố địi hỏi các lực lượng tham gia giáo dục phải nhận thức rõ điều này. Phải tận tâm, tận lực, kiên trì, bền bỉ, khơng ngừng tìm tịi các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của cơng tác giáo dục.

- Thứ tư, phát huy ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện của sinh viên.

Trong lĩnh vực giáo dục đạo đức, các giải pháp của gia đình, nhà trường và xã hội dẫu cĩ làm thật tốt cũng khơng thể thay thế yếu tố tự giáo dục, rèn luyện của bản thân SV. Do đĩ, cùng với giáo dục thì cần phải biết khích lệ, phát huy ý thức tự giáo dục, tự tu dưỡng, rèn luyện của SV. Tự giáo dục, rèn luyện đạo đức là quá trình mà trong đĩ SV tự hồn thiện, tự biến đổi, tự thích nghi với mơi trường và điều kiện sống, là khả năng biết tự

kiềm chế, tự khuơn mình vào những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội để vươn tới mẫu nhân cách mà xã hội đặt ra. Muốn tự giáo dục thành cơng, SV phải cĩ ý thức tự giác cao, phải luơn biết lục vấn lương tâm, cĩ ý chí, nghị lực phấn đấu vươn lên, phải biết xấu hổ và kiên quyết đấu tranh với những thĩi hư, tật xấu của bản thân; phải biết biến những tri thức đạo đức đã tiếp thu được từ gia đình, nhà trường, xã hội thành sự hiểu biết của bản thân, thành tình cảm, niềm tin đạo đức và được thể hiện ở hành vi đạo đức của chính mình. Đối với SV, việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống được đặt trong 3 mối quan hệ chủ yếu là: đối với mình, đối với người, đối với việc. SV cần rèn luyện thái độ nghiêm khắc với chính bản thân, chống tự kiêu, tự mãn. Vì tự kiêu, tự mãn sẽ khơng nhận thấy cái hay ở người để học và cái dỡ, cái hạn chế ở bản thân để khắc phục. Bên cạnh đĩ SV cũng cần rèn luyện đức tự tin để cĩ nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Trong quan hệ với mọi người, SV cần cĩ thái độ, hành vi ứng xử đúng mực, khiêm nhường. Phải cĩ lịng nhân ái, đức bao dung, vị tha, biết quan tâm và giúp đỡ người khác. Bỏ thĩi đố kỵ, thĩi xem khinh người khác cũng như thái độ thờ ơ, bàng quan trước nỗi đau, sự bất hạnh của con người. Ngồi ra, SV cịn phải rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại, trung thực học tập; say mê, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học; khơng ngừng trau dồi đạo đức, tác phong, thực hành lối sống văn minh, tiến bộ. Để việc tu dưỡng, rèn luyện của SV cĩ kết quả, ngồi nỗ lực của bản thân SV thì cần cĩ sự quan tâm, định hướng giáo dục và hỗ trợ kịp thời từ phía gia đình, nhà trường và xã hội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên và vận dụng vào việc giáo dục sinh viên các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay potx (Trang 86 - 89)