Giáo dục bằng hành động, nêu gương của người lớn; phát huy ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên và vận dụng vào việc giáo dục sinh viên các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay potx (Trang 46 - 48)

giáo dục, tự rèn luyện

Theo Hồ Chí Minh, giáo dục TN khơng chỉ đĩng khung trong những bài diễn văn

tuyên truyền khơ khan, kém hiệu quả mà cần phải biết sáng tạo các hình thức giáo dục phong phú, đa dạng. Nêu gương người tốt việc tốt, lấy gương tốt việc tốt trong quần chúng, trong TN để giáo dục lẫn nhau là một phương pháp vừa sinh động vừa cĩ sức thuyết phục cao. Cở sở để Hồ Chí Minh đề ra phương pháp nêu gương trước hết bắt đầu từ sự am tường truyền thống văn hĩa phương Đơng. Người cho rằng: “Nĩi chung thì các dân tộc phương Đơng đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống cịn cĩ giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [45, tr.263]. Hai là nhận thức rõ đặc điểm, tâm lý của đối tượng giáo dục–TN. Đặc điểm của TN là luơn khát khao vươn tới cái đẹp, cái cao thượng, cĩ tâm lý ngưỡng mộ và học tập noi theo những thần tượng trong

xã hội. Chính vì thế mà Hồ Chí Minh cho rằng giáo dục bằng phương pháp nêu gương là cách tốt nhất để xây dựng con người mới, cuộc sống mới.

Thực hiện giáo dục bằng việc nêu gương, Người chủ trương tổ chức các Đại hội liên hoan tuyên dương, trao tặng huy hiệu cho các tập thể và cá nhân anh hùng, chiến sĩ thi đua cĩ nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu, lao động sản xuất để động viên, cổ vũ sự phấn đấu, rèn luyện của TN. Mặt khác, Người cịn nhắc nhở các cơ quan truyền thơng đại chúng phải chú ý phát hiện và kịp thời đưa các tin, bài về người tốt việc tốt để tuyên truyền, giáo dục TN.

Nhận thức “Trẻ em như cái gương trong sáng, thầy tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy xấu thì ảnh hưởng xấu” [53, tr.492] nên trong giáo dục Hồ Chí Minh địi hỏi các thế hệ đi trước như: ơng bà, cha mẹ, anh chị, thầy cơ giáo, cấp trên … phải là những người gương mẫu trong đạo đức, lối sống. Nĩi chuyện tại lớp học chính trị của giáo viên, Người căn dặn: “Muốn cho học sinh cĩ đức thì giáo viên phải cĩ đức … cho nên thầy giáo, cơ giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ em” [53, tr.492]. Nêu gương trong giáo dục cịn địi hỏi những người tham gia cơng tác giáo dục luơn phải thống nhất giữa lời nĩi với việc làm. Dạy một đằng làm một nẻo là phản giáo dục, là khơng thu được kết quả. Người dạy: “Nếu miệng thì tuyên truyền bảo người ta siêng làm, mà tự mình thì ăn trưa, ngủ trễ; bảo người ta tiết kiệm, mà tự mình thì xa xỉ, lung tung, thì tuyên truyền một trăm năm cũng vơ ích” [49, tr.108].

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục là sự thống nhất biện chứng giữa hai quá trình: giáo dục và tự giáo dục. Giáo dục TN, nếu chỉ chú ý đến mặt giáo dục mà khơng biết khéo léo kết hợp với khích lệ, hướng dẫn để TN tự học tập, tự tu dưỡng rèn luyện thì hiệu quả giáo dục sẽ khơng cao. Chính vì thế, người thường khuyên TN phải luơn luơn “tự cải tạo để tiến bộ mãi”. Tự cải tạo là quá trình TN nhìn nhận lại bản thân, tự đánh giá ưu và khuyết điểm của mình, đồng thời phải kiên quyết sửa chữa khuyết điểm phấn đấu vươn lên theo kịp sự tiến bộ của xã hội. Nhưng “Muốn cải tạo mình, cũng phải trường kỳ và gian khổ, chứ khơng phải là dễ đâu” [51, tr.59]. Vì thế muốn cĩ kết quả thì TN phải cĩ quyết tâm, phải tự nguyện, tự giác thực hiện. Khơng chỉ tự rèn đức, TN cịn phải biết tự luyện tài. Luyện tài là nhằm nâng cao năng lực của bản thân. Muốn vậy, TN phải cĩ tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, phải nỗ lực học tập mà trước hết bằng việc tự

học. Muốn tự học thành cơng thì phải kiên trì, bền bỉ, phải cĩ kế hoạch sắp xếp thời gian khoa học và quan trọng là phải cĩ phương pháp học tập phù hợp đúng đắn. Người hướng dẫn TN phải học ở trường, ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân; phải cĩ thái độ nghiêm túc, khiêm tốn, thật thà trong học tập, khơng giấu dốt, điều chưa biết thì hỏi; phải đào sâu suy nghĩ; phải học suốt đời…

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên và vận dụng vào việc giáo dục sinh viên các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay potx (Trang 46 - 48)