Mặt hạn chế trong đạo đức, lối sống của sinh viên Thành phố hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên và vận dụng vào việc giáo dục sinh viên các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay potx (Trang 60 - 66)

Bên cạnh những ưu điểm, tiến bộ, SV Thành phố cũng cịn những hạn chế trong đạo đức, lối sống biểu hiện ở một số mặt sau:

Thứ nhất, một bộ phận sinh viên cĩ động cơ, thái độ học tập khơng đúng, vi phạm kỷ luật học tập, thiếu tơn trọng thầy cơ.

Hoạt động cơ bản của SV là học tập, mọi hoạt động khác đều phải xoay quanh cái trục đĩ. Thơng qua học tập, chúng ta khơng chỉ đánh giá được năng lực mà cịn thấy được cả phẩm chất, nhân cách của SV.

Đối với SV lựa chọn ngành học đồng nghĩa với việc định cho mình một nghề nghiệp trong tương lai. Khơng ít SV ở Thành phố cĩ những biểu hiện lệch lạc trong việc lựa chọn ngành nghề theo học. Thay vì phải xuất phát từ năng lực của bản thân và niềm say mê với cơng việc thì họ lại bị chi phối bởi những nguyên do hoặc động cơ khác, nhiều khi khơng phù hợp. Gần 50% SV cho rằng việc lựa chọn vào trường đại học và ngành học là do cha mẹ, người thân quyết định. Một số khác lại chọn những ngành mà sau khi ra trường dễ cĩ việc làm, thu nhập cao. Điều đĩ được họ khái quát ngắn gọn theo thứ tự thu nhập cao thấp “nhất anh, nhì tin, tam kinh, tứ luật” tức thứ nhất là ngành anh văn, thứ hai là tin học, thứ ba là kinh tế, thứ tư là luật. Điều này phản ánh tâm lý muốn kiếm nhiều tiền, ham sung sướng, ngại khĩ, thiếu tự lập ở một bộ phận SV Thành phố. Trả lời câu hỏi “Mục đích học tập của bạn là gì?” cĩ 70,3% SV lựa chọn đáp án để tìm kiếm việc làm cĩ thu nhập cao trong khi chỉ cĩ 39,7% cho rằng để cống hiến nhiều hơn cho xã hội. Việc SV quan tâm đến lợi ích cá nhân mình khơng phải là sai. Nhưng điều đáng nĩi ở đây là họ chưa ý thức được mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, giữa cống hiến và hưởng thụ. Điều này trái với quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí

Minh là học để làm người, để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Khi điều tra về những hạn chế của SV trong học tập, chúng tơi nhận thấy nổi lên một số vấn đề sau:

+ Một bộ phận khơng nhỏ SV cĩ tinh thần thái độ học tập chưa đúng. Rõ nét

nhất là hiện tượng đi muộn về sớm khơng cĩ lý do trở nên khá phổ biến trong SV, chiếm đến 60,3% số phiếu được điều tra. Bỏ học khơng lý do chiếm 51%. Nĩi chuyện, ăn quà trong lớp học chiếm 43,3%. Làm việc riêng trong giờ học chiếm 59,3%. Thời gian dành cho việc tự học cịn quá thấp, 29% SV cho rằng chỉ dành 4giờ/tuần cho việc tự học. Như vậy, bên cạnh số đơng SV ra sức nỗ lực học tập vì tiền đồ của bản thân, của dân tộc thì vẫn cĩ một bộ phận khơng nhỏ SV học tập cĩ tính chất đối phĩ, lười nhác, khơng tận dụng thời gian để học hành, trau dồi tri thức.

+ Đa số SV đều thừa nhận cĩ hành vi sai trái trong học tập, thi cử. Hiện tượng

mua bán, xin điểm, giở sách, quay cĩp, phơ tơ tài liệu làm phao trong những ngày thi đã trở thành tệ nạn. Cĩ 8,7% SV khẳng định rằng hiện tượng mua bán, xin điểm là rất phổ biến ở trường của họ. Về quay cĩp, cĩ 42,7% SV thừa nhận là rất phổ biến, 53% SV cho rằng hiện tượng này cĩ nhưng ít. Đáng nĩi là hiện tượng quay cĩp, mua bán, xin điểm khơng chỉ xảy ra ở những SV học kém mà cịn ở những SV học khá với mục đích kiếm điểm cao để cĩ học bổng. Tìm hiểu thái độ của SV trước những biểu hiện tiêu cực trên của bạn bè mình, chúng tơi thu được kết quả như sau: 11,3% cho đĩ là chuyện bình thường mà ai cũng cĩ thể mắc phải và 20,3% cho rằng khĩ trả lời. Điều này cho thấy một bộ phận SV khơng cĩ đủ dũng khí để đấu tranh với các hành vi sai trái của bản thân và của bạn bè.

+ Một điều đáng quan tâm là số SV cĩ những biểu hiện thiếu tơn trọng thầy cơ giáo

cĩ chiều hướng gia tăng. Số liệu điều tra cho thấy cĩ 13,3% SV cho rằng hiện tượng trên là khá phổ biến, 57% thừa nhận cĩ nhưng ít. Một bộ phận SV cho rằng quan hệ thầy–trị chẳng qua chỉ là quá trình truyền đạt và tiếp nhận kiến thức. Theo tác giả Nguyễn Đức Minh vì đĩng gĩp nhiều khoản học phí, chi phí … nên khơng ít phụ huynh và SV xem sự tiếp nhận tri thức chỉ là một quá trình mua bán [5, tr.78]. Quan niệm lệch lạc này đã tầm thường hĩa tình cảm thiêng liêng trong quan hệ thầy trị, làm xĩi mịn đạo đức truyền thống “tơn sư trọng đạo” của dân tộc.

Thứ hai, cịn một bộ phận sinh viên ở Thành phố chưa cĩ ý chí phấn đấu, thờ ơ với các vấn đề chính trị, các hoạt động xã hội, cịn mơ hồ về lý tưởng cách mạng.

Trong đội ngũ SV Thành phố vẫn cịn những SV sống khép mình, xa rời tập thể, ngại tham gia các hoạt động xã hội, đồn thể, thờ ơ với các diễn biến chính trị, xã hội của đất nước, lý tưởng cách mạng mờ nhạt. Số SV này trong quan hệ với bạn bè và những người xung quanh thường theo xu hướng bàng quan, khơng quan tâm, khơng hịa nhập với tập thể, trốn tránh trách nhiệm chung, chỉ tham gia những hoạt động gì cĩ lợi cho bản thân mình. Theo kết quả điều tra của Thành Đồn, cĩ 2259/9284 SV khơng tham gia các hoạt động do Đồn, Hội tổ chức, chiếm tỷ lệ 24,3%. Điều đáng nĩi là trong 24,3% SV khơng tham gia sinh hoạt Đồn, Hội cĩ 13,4% là Đồn viên [33, tr.115].

Tìm hiểu lý do SV khơng tham gia hoạt động Đồn, Hội thì tỷ lệ SV được điều tra nghiêng về các lý do là bận lo học, khơng thích, lo kiếm tiền … (xem bảng 2.2).

Bảng 2.2: Lý do SV khơng tham gia hoạt động Đồn, Hội [33, tr.114]

Lý do Số phiếu Tỷ lệ% / 2259 phiếu Tỷ lệ % / 9284 phiếu

Khơng thích 502 22,2 5,4 Lo kiếm tiền 308 13,6 3,3 Lo học 850 37,6 8,7 Lý do khác 273 12,1 2,9 Khơng trả lời 326 14,4 3,5 Tổng số 2259 100,0 24,3

Số SV khơng tham gia phong trào tình nguyện chiếm một tỷ lệ khá cao, đến 49,4%; cĩ 8% SV cho biết lý do tham gia phong trào là cho vui, để biết được nơi này, nơi khác [33, tr.116]. Điều này cho thấy một bộ phận đáng kể SV Thành phố chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa cao đẹp của phong trào tình nguyện.

Một bộ phận SV hầu như khơng quan tâm đến việc sinh hoạt chính trị. Họ lơ là với các nghị quyết, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, thờ ơ với cơng cuộc đổi mới của đất nước, mơ hồ về lý tưởng cách mạng. Sự mơ hồ về lý tưởng cách mạng cịn thể hiện ở tỷ lệ 32,9% SV khơng cĩ nguyện vọng phấn đấu vào Đảng [33, tr.117]. Chính sự nhận thức nơng cạn, hời hợt đối với những vấn đề kinh tế, chính

trị, văn hĩa, xã hội của đất nước cũng như thế giới làm cho SV dễ hoang mang dao động trước các luận điểm xuyên tạc của kẻ thù, khơng xác định đúng lý tưởng cần phấn đấu. Sự lệch lạc này sẽ làm cho bộ phận SV trở nên thụ động, khơng phát huy được tính tích cực, sáng tạo của tuổi trẻ cho cơng cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ mới, ít nhiều gây ảnh hưởng khơng tốt tới sự phấn đấu của đội ngũ SV.

Thứ ba, khơng ít sinh viên chạy theo lối sống thực dụng, buơng thả, xa rời đạo đức truyền thống dân tộc, tiếp thu lối sống, văn hĩa phương Tây khơng chọn lọc, cĩ hành vi vi phạm pháp luật sa vào các tệ nạn xã hội.

Một bộ phận SV cĩ biểu hiện suy giảm về đạo đức, lệch lạc về lối sống. Tình trạng SV ăn chơi đua địi chạy theo lối sống thực dụng, coi trọng giá trị vật chất, xem nhẹ giá trị tinh thần, bị đồng tiền tha hĩa ngày càng rõ.

Để kiếm tiền, một số SV đã làm một số vụ việc khơng chính đáng như thi thuê, thi hộ. Theo kết quả điều tra của chúng tơi, cĩ 6,6% SV cho rằng hiện tượng này là rất phổ biến, 47,3% thừa nhận cĩ nhưng ít. Nếu chỉ tính ở hai mức độ rất phổ biến và phổ biến thì chúng ta thấy số SV sa vào các tệ nạn xã hội là tương đối đơng. Cụ thể như sau: cờ bạc (20,7%), ma túy (5,7%), rượu chè (34,7%), mại dâm (6,3%), số đề, cá độ bĩng đá (17%) (xem bảng 2.3).

Bảng 2.3: Mức độ SV sa vào các tệ nạn xã hội [§iỊu tra]

Hiện tượng

Rất phổ biến Phổ biến Cĩ nhưng ít Khơng cĩ Tổng số Phiếu % Phiếu % Phiếu % Phiếu % Phiếu % Cờ bạc 6 2 56 18,7 143 47,7 94 31,3 299 99,7

Ma túy 5 1,7 12 4 131 43,7 150 50 298 99,3

Rượu chè 17 5,7 87 29 135 45 60 20 299 99,7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mại dâm 4 1,3 15 5 121 40,3 158 52,7 298 99,3

Số đề, cá độ 15 5 36 12 154 51,3 94 31,3 299 99,7 Bên cạnh đĩ cịn cĩ một bộ phận SV thiếu ý thức trong việc chấp hành luật lệ giao thơng. Nghiêm trọng hơn, họ cịn tham gia việc đua xe máy trái phép gây ra nhiều tai

nạn giao thơng thương tâm cho người khác và cho chính bản thân, ảnh hưởng tới kỷ cương, trật tự xã hội.

Khơng ít SV cĩ xu hướng xa rời những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Họ tiếp nhận những sản phẩm văn hĩa khơng lành mạnh được du nhập vào bên ngồi, nhất là sách báo, phim ảnh khiêu dâm, đồi trụy. Trong phĩng sự cĩ nhan đề “Phim đen xâm nhập giảng đường”, tác giả Quốc Tuấn cho rằng: “Trong giới SV, nhiều người cịn cơng khai xem phim đen ngay tại giảng đường, ở phịng trọ hay ký túc xá; cĩ người cịn “thực hành” theo phim. Hậu quả là nhiều người “ra trường trước thời hạn” và cĩ nữ SV phải mang bầu khi mới đi được nửa chặng đường đại học” [74, tr.43]. Trong khi điều tra, chúng tơi hồn tồn bất ngờ với kết quả thu được: 40,7% SV thừa nhận cĩ xem sách báo, phim ảnh loại này nhưng thỉnh thoảng; 2,3% khẳng định là xem thường xuyên.

Trong tình bạn, tình yêu vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ SV cĩ quan niệm chưa đúng, cĩ xu hướng thực dụng, phĩng túng và thiếu trách nhiệm với nhau. Các chuẩn mực chung thủy, tình yêu trong sáng được các thế hệ cha anh trước đây đề cao coi trọng, thì hiện nay lại bị một bộ phận SV hạ thấp xem nhẹ. Tình trạng sống thử trước hơn nhân trong SV cĩ xu hướng ngày càng phổ biến. Hiện tượng SV thuê nhà trọ sống chung với người yêu như vợ chồng cũng khơng hiếm. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tỷ lệ nạo phá thai tăng cao ở nữ SV. Điều này giĩng lên hồi chuơng báo động về lối sống buơng thả, khơng lành mạnh của một bộ phận SV Thành phố.

Tính thực dụng đề cao vật chất tiền bạc, thế lực của một bộ phận SV Thành phố là cần phải được lưu tâm. Cĩ 11,7% SV cho rằng: tiền bạc (8,6%) và thế lực (3,1%) là những yếu tố quan trọng nhất để thuận lợi trong cuộc sống [33, tr.121]. Suy nghĩ đĩ của SV cĩ thể xuất phát từ một bộ phận người cĩ quan niệm sống và lối sống chưa đúng trong xã hội.

Tệ nạn mê tín dị đoan cũng đang xâm nhập vào giảng đường. Cĩ 5% SV cĩ suy nghĩ lệ thuộc vào số phận để cho số phận đưa đẩy, khơng cĩ ý chí, ý thức phấn đấu vươn lên và 16,7% SV thừa nhận cĩ tham gia bĩi tốn. Nhiều SV cĩ xu hướng xa rời

các loại hình nghệ thuật truyền thống hoặc loại hình cĩ giá trị giáo dục lịch sử, truyền thống.

Sự xuống cấp trong đạo đức, lối sống của một bộ phận SV Thành phố là từ nhiều nguyên nhân. Khái quát lại thì cĩ hai nguyên nhân chủ yếu như sau:

+ Nguyên nhân khách quan:

- Tàn dư của đạo đức, lối sống cũ như: chủ nghĩa cá nhân, tính ích kỷ, thực dụng, vụ lợi mà thực dân, đế quốc đã du nhập vào Thành phố trong thời gian chiếm đĩng, nay cĩ dịp hồi phục phát triển trở lại trong nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng trực tiếp đến SV.

- Thành phố Hồ Chí Minh là trọng điểm hàng đầu của chiến lược “Diễn biến hịa bình” mà các thế lực thù địch đang ra sức thực hiện ở Việt Nam. “Diễn biến hịa bình” là một chiến lược tổng hợp nhưng tập trung trước hết vào việc đánh phá nền tảng tư tưởng của chế độ ta, đến đạo đức, lối sống của nhân dân. Đặc biệt chúng luơn cĩ ý đồ, âm mưu tác động, lơi kéo SV – đội ngũ trí thức tương lai. Thơng qua sách báo, phim ảnh phản động, bạo lực, đồi trụy để khơi dậy cái thấp hèn ở tuổi trẻ, hướng SV theo về với các giá trị ngoại lai vốn xa lạ với truyền thống dân tộc.

- Những tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường, của tồn cầu hĩa tới xây dựng đạo đức, lối sống mới xuất hiện ở nhiều địa phương, nhưng độ nhanh, độ mạnh, độ rộng và độ sâu của những tác động đĩ ở Thành phố Hồ Chí Minh thì hơn hẳn mọi nơi khác trên đất nước ta. Bởi lẽ, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi cĩ hoạt động kinh tế thị trường trong nước và quốc tế sơi động nhất nước. Trong điều kiện kinh tế hàng hĩa, thị trường là chiến trường, con người bị cuốn vào vịng quay nghiệt ngã của nĩ, buộc phải luơn cạnh tranh để tồn tại nên dễ trở thành lạnh lùng, vơ cảm. Lối sống thực dụng ích kỷ, vụ lợi, chạy theo đồng tiền cùng với tệ tham nhũng, buơn lậu, bạo lực, tội phạm và những hiện tượng băng hoại về đạo đức ngày càng phổ biến đã làm đảo lộn các thang giá trị xã hội; các yếu tố phản giá trị, đạo đức đang phát triển, lấn át các mặt tích cực, biểu hiện rõ nét nhất trong lối sống và sinh hoạt của thế hệ trẻ, trong đĩ cĩ tầng lớp SV.

- Các điều kiện vật chất phục vụ cho nhu cầu ăn, ở, học tập, vui chơi giải trí cho SV trong các trường cịn thiếu; các tụ điểm sinh hoạt văn hĩa dành riêng cho SV là quá ít hoặc chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút SV.

- Đất nước đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Trong xã hội khơng phải người người đều tốt, việc việc đều hay. Nhiều vụ việc tiêu cực, phạm tội diễn ra hàng ngày, hàng giờ nhưng chậm được xử lý hoặc xử lý khơng đến nơi, đến chốn. Các gương xấu, gương mờ ở ngồi xã hội khơng phải là ít. Thực tế cuộc sống hồn tồn khác xa với những gì cĩ trong sách vở. Điều này làm cho một bộ phận SV gần như cảm thấy khơng cĩ chỗ dựa, mất lịng tin, phương hướng.

- Cơng tác giáo dục đạo đức, lối sống cho SV cịn nhiều hạn chế, bất cập; cơng tác quản lý SV, nhất là SV ngoại trú chưa được quan tâm đúng mức, chưa chặt chẽ.

- Nền tảng giáo dục đạo đức, lối sống của một bộ phận gia đình cĩ sự lung lay khơng vững chắc. Cĩ những gia đình chưa quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống cho con cái và xây dựng nề nếp gia đình, chưa quan tâm đến mọi hoạt động và sinh hoạt của con trẻ để kịp thời uốn nắn những sai trái …

+ Nguyên nhân chủ quan:

- Do đặc thù về lứa tuổi, tâm lý, sinh lý, năng lực … đang trong bước trưởng thành và hồn thiện, nên từ nhận thức tới hành động của SV cịn rất nhiều yếu tố bồng bột, nơng nổi. Vì thế, trước tác động đa chiều bởi nhiều yếu tố khác nhau của cuộc sống gồm cả tốt lẫn xấu, khơng phải SV nào cũng đủ bản lĩnh, khả năng phân tích thấu đáo để xử lý, định hướng cho đúng.

- Do sự thiếu tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, lối sống của bản thân SV.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên và vận dụng vào việc giáo dục sinh viên các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay potx (Trang 60 - 66)