Giáo dục đạo đức, lối sống hướng tới mục tiêu hồn thiện nhân cách giúp thanh niên trở thành những cơng dân hữu ích của xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên và vận dụng vào việc giáo dục sinh viên các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay potx (Trang 28 - 31)

giúp thanh niên trở thành những cơng dân hữu ích của xã hội

Với Hồ Chí Minh, nhân cách là một thể thống nhất của đức và tài. Một nhân cách được xem là hồn thiện khi cĩ đủ đức lẫn tài, “hồng” và “chuyên”, trong đĩ đạo đức là gốc. Gốc là nơi sinh ra, tạo ra những cái khác đồng thời cịn là bộ phận vững chắc nhất, dựa trên đĩ các bộ phận khác tồn tại và phát triển. Ở đây, ý nghĩa “đức là gốc” được hiểu theo 2 khía cạnh như sau:

+ Thứ nhất, đạo đức là bộ phận cốt yếu nhất của nhân cách. Sự khác nhau giữa nhân cách này với nhân cách khác, trước hết là sự khác nhau ở mặt đức của nĩ, ở hệ thống các phẩm chất xã hội của con người. Chính vì thế đạo đức là tiêu chí hàng đầu khi xem xét, đánh giá nhân cách của một người; là thước đo bản chất “người” của một con người. Hồ Chí Minh quan niệm: “Tuy năng lực và cơng việc của mỗi người khác nhau,

người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng” [51, tr.568].

+ Thứ hai, đạo đức là cơ sở cho việc định hướng và phát triển năng lực của mỗi cá nhân để hồn thiện nhân cách. Theo Hồ Chí Minh, người thực sự cĩ đức thì bao giờ cũng cố gắng học tập, nâng cao trình độ, năng lực để làm những việc ích quốc lợi dân. Hơn nữa, người cĩ đạo đức thì khơng bao giờ đố kỵ mà luơn yêu quý và tiến cử hiền tài. Họ luơn luơn ủng hộ và sẵn sàng nhường bước cho những ai cĩ tài hơn mình vượt lên trước.

Là thành tố cơ bản của nhân cách, đạo đức được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ ứng xử. Nĩi cách khác, lối sống là thể hiện cụ thể quan niệm đạo đức trong những hình thức hoạt động của con người trong xã hội; là sự thể hiện chủ nghĩa nhân đạo và tinh thần nhân văn trong quan hệ giữa người với người nhằm xây dựng một xã hội tốt đẹp, văn minh, tiến bộ. Do đĩ, lối sống cĩ quan hệ với nhân cách và là mặt thể hiện của nhân cách ra bên ngồi.

Thống nhất với các nhà kinh điển, Hồ Chí Minh quan niệm: nhân cách, bản tính con người khơng phải là bẩm sinh, tự nhiên vốn cĩ mà được hình thành, phát triển trong mối quan hệ nhiều chiều giữa cá nhân với gia đình và xã hội. Như vậy, nhân cách là sự phát triển về mặt xã hội của con người. Trong quá trình tham gia hoạt động xã hội, mỗi cá thể người luơn chịu sự tác động cĩ định hướng của xã hội. Qua đĩ mỗi cá thể hấp thụ và phát triển những năng lực người đặc trưng, trưởng thành như một nhân cách xã hội. Mặt khác, mỗi khi nhân cách được hình thành, bản thân nĩ mang tính tích cực, trở thành chủ thể của các quan hệ xã hội. Với tư cách là chủ thể của các quan hệ xã hội, con người bằng hoạt động của mình tác động trở lại xã hội.

Trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách, Hồ Chí Minh xem giáo dục là yếu tố giữ vai trị chủ đạo. Người viết: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên” [47, tr.383]. Vai trị chủ đạo của giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách thể hiện ở chỗ:

+ Giáo dục đạo đức gĩp phần to lớn trong việc chuyển các quan niệm đạo đức từ tự phát sang tự giác, từ bị động sang chủ động, khơng ngừng nâng cao trình độ nhận thức các giá trị đạo đức cho mỗi người. Qua giáo dục đạo đức, nội dung các phạm trù,

các quy tắc, các chuẩn mực đạo đức được nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn hơn, gĩp phần điều chỉnh hành vi con người phù hợp với những chuẩn mực đạo đức xã hội.

+ Giáo dục đạo đức gĩp phần tích cực trong việc truyền lại cho thế hệ đang trưởng thành những giá trị đạo đức mà các thế hệ trước tạo ra. Trên cơ sở đĩ giúp họ nhận ra chân giá trị của các giá trị đạo đức, nhận thấy giá trị và ý nghĩa cuộc sống mang tính nhân bản, nhân ái, nhân văn sâu sắc. Giáo dục đạo đức cĩ vai trị to lớn trong việc nhân đạo hĩa con người và đời sống xã hội của con người, trong việc hình thành, củng cố những giá trị nhân cách tốt đẹp.

+ Giáo dục đạo đức cịn gĩp phần tạo ra những giá trị đạo đức mới, xây dựng những quan điểm, phẩm chất đạo đức mới, quan niệm sống tích cực cho mỗi đối tượng giáo dục. Đồng thời, giáo dục đạo đức cũng gĩp phần tích cực vào việc khắc phục những quan điểm đạo đức lạc hậu, sự lệch chuẩn các giá trị nhân cách, chống lại các hiện tượng phi đạo đức đang đầu độc bầu khơng khí xã hội, tạo ra cơ chế phịng ngừa các phản giá trị đạo đức, phản giá trị văn hĩa trong mỗi một nhân cách.

+ Giáo dục đạo đức gĩp phần hình thành thái độ, niềm tin, tình cảm đạo đức cho mọi người. Là kết quả của giáo dục và rèn luyện, tình cảm đạo đức cĩ tác dụng hướng dẫn hành vi con người làm sao để đạt giá trị đạo đức cao nhất. Đây chính là sức mạnh tinh thần giúp cho con người vươn tới chân, thiện, mỹ.

Theo Hồ Chí Minh, giáo dục là để hình thành và phát triển nhân cách cho con người. Do đĩ, giáo dục phải bao gồm cả dạy người lẫn dạy chữ, trong đĩ dạy người là mục tiêu cao nhất. Giáo dục hình thành nhân cách cho con người cĩ ý nghĩa vơ cùng to lớn đối với sự nghiệp cách mạng. Con người với nhân cách hồn thiện vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng. Sự nghiệp cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, suy cho cùng là nhằm mục tiêu giải phĩng con người, hướng con người tới chân–thiện–mỹ, làm cho con người ngày càng hồn thiện hơn. Mặt khác, con người cĩ đạo đức, trí tuệ là động lực quan trọng đưa cách mạng đến thắng lợi. Từ nhận thức đĩ Hồ Chí Minh cho rằng: “Muốn xây dựng CNXH phải cĩ những con người xã hội chủ nghĩa, tức là phải cĩ những người cĩ đạo đức xã hội chủ nghĩa... Đạo đức xã hội chủ nghĩa là cần kiệm xây dựng nước nhà” [54, tr.679].

Đánh giá cao vai trị TN, đồng thời Hồ Chí Minh cịn nhìn nhận TN như là một chủ thể đang trong quá trình phát triển hồn thiện nhân cách. Do đĩ, rất cần cĩ sự định hướng của giáo dục. Bên cạnh những ưu điểm, TN cũng cĩ lắm khuyết điểm. Khuyết điểm của TN là ham chuộng hình thức, thiếu thực tế, bệnh cá nhân, bệnh anh hùng. Những khiếm khuyết trong nhân cách của TN nếu khơng sớm được khắc phục thì TN rất dễ đánh mất vai trị là người chủ tương lai của nước nhà. Để khắc phục, một mặt Hồ Chí Minh yêu cầu TN phải ra sức tu dưỡng, rèn luyện trên mọi phương diện: trau dồi đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ văn hĩa, nghiệp vụ chuyên mơn, rèn luyện ý chí và lịng dũng cảm … Mặt khác, Người địi hỏi gia đình, nhà trường và tồn xã hội cần thấy rõ trách nhiệm của mình, phải thật sự quan tâm đến việc cơng tác giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức, lối sống cho TN để họ trở thành những cơng dân hữu ích của xã hội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên và vận dụng vào việc giáo dục sinh viên các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay potx (Trang 28 - 31)