Giáo dục đạo đức, lối sống là biện pháp tốt nhất giúp thanh niên tránh được những tác động tiêu cực của tàn dư đạo đức, lối sống cũ, nhận thức rõ trách

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên và vận dụng vào việc giáo dục sinh viên các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay potx (Trang 31 - 33)

được những tác động tiêu cực của tàn dư đạo đức, lối sống cũ, nhận thức rõ trách nhiệm của mình đối với dân tộc

TN là bộ phận quan trọng của dân tộc, là rường cột, là tương lai của nước nhà. Vì thế, trong lịch sử TN luơn là đối tượng tác động chủ yếu của các thế lực phản cách mạng. Chúng tìm mọi cách từ lừa phỉnh đến mua chuộc, dụ dỗ nhằm lơi kéo TN đi vào con đường phản động. Hay ít nhất cũng làm cho TN quay lưng lại với dân tộc, quên câu “đất nước hưng vong thất phu hữu trách”. Chủ nghĩa thực dân–một quái thai của chế độ tư bản, là bậc thầy trong việc “ru ngủ” TN thuộc địa. Chiêu thức, thủ đoạn của chúng vừa đa dạng vừa tinh vi, hiểm độc.

Thời Pháp thuộc, TN Việt Nam bị chính quyền thực dân đầu độc bằng rượu cồn và thuốc phiện. Chúng ngăn cản TN tiếp xúc với các trào lưu tư tưởng tiến bộ trên thế giới bằng chính sách ngu dân và cấm tự do ngơn luận. Trong 1.000 làng thì cĩ đến 1.500 cửa hàng rượu và thuốc phiện, nhưng cũng trong 1.000 làng đĩ, thì chỉ cĩ vẻn vẹn 10 trường học [46, tr.38]. Trường học thực dân khơng nhằm mục đích nâng cao dân trí, thực hiện sứ mệnh “khai hĩa” như đã tuyên truyền mà để đào tạo đội ngũ tay sai. Đĩ là một nền giáo dục đồi bại cịn nguy hiểm hơn cả sự dốt nát. Nĩ khơng dạy người học tình yêu đối với quê hương đất nước, sự kính trọng và lịng biết ơn đối với các vị anh hùng của dân tộc.

Trái lại, điều duy nhất mà TN thuộc địa cĩ thể nhận được từ nền giáo dục thực dân là sự phục tùng, là lịng trung thành tuyệt đối với nước mẹ ở chính quốc. Nền giáo dục đĩ làm cho TN từng bước quên đi cội nguồn dân tộc, đánh mất bản thân mình. Ngồi ra, chúng cịn du nhập và ra sức cổ súy cho lối sống phương Tây trong TN. Đĩ là lối sống cá nhân ích kỷ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình. Yêu thích và say mê với cái mới nhưng chưa đủ hiểu biết để phân biệt đâu là cái tiến bộ và phản tiến bộ nên một bộ phận TN đã lầm đường lạc lối. Thờ ơ trước vận mệnh của dân tộc, chỉ biết thụ hưởng cho riêng bản thân hay co mình lại trong cái tơi nhỏ bé với những “giấc mơ con đè nát cuộc đời con” là bức tranh tồn cảnh của TN Việt Nam lúc bấy giờ. Thực trạng đĩ làm cho Nguyễn Ái Quốc–Hồ Chí Minh vơ cùng lo lắng cho tiền đồ của dân tộc. Năm 1925 trong thư gửi TN Việt Nam, Người viết:

Thế thì TN của ta đang làm gì? Nĩi ra thì buồn, buồn lắm: họ khơng làm gì cả. Những TN khơng cĩ phương tiện thì khơng dám rời quê nhà; những người cĩ phương tiện thì lại chìm ngập trong sự biếng nhác; cịn những kẻ đã xuất dương thì chỉ nghĩ đến việc thỏa mãn tính tị mị của tuổi trẻ mà thơi! Hỡi Đơng Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám TN sớm già cỗi của Người khơng sớm hồi sinh [46, tr.133].

Sau năm 1954, Đế quốc Mỹ thay chân Pháp thống trị ở miền Nam. Để che giấu bộ mặt xâm lược, chúng thực hiện chủ nghĩa thực dân mới. Tuy cĩ nhiều điều chỉnh trong chính sách cai trị nhưng chính sách đầu độc làm băng hoại TN là khơng thay đổi. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trong xã hội cũ, cĩ nhiều nọc độc nĩ làm hại TN. Nhất là văn hĩa độc ác của Mỹ, nĩ dùng mọi cách như sách báo, phim ảnh … để làm cho TN hư hỏng, trụy lạc. Thậm chí một số TN hĩa ra lưu manh, trộm cắp, cờ bạc …” [51, tr.455]. Thiếu kinh nghiệm do chưa từng trải nên khơng ít TN miền Nam quên đi trách nhiệm, bổn phận của mình đối với tiền đồ của dân tộc, tự đánh mất vai trị “người chủ tương lai” của đất nước.

Mặt khác, các quan hệ đạo đức, tư tưởng phản động vốn là tàn dư của xã hội cũ luơn tồn tại dai dẳng. Một bộ phận TN miền Bắc tuy sinh trưởng dưới chế độ xã hội chủ nghĩa nhưng vẫn khơng tránh khỏi những tác động, ảnh hưởng tiêu cực của nĩ. Họ trốn tránh những nhiệm vụ khĩ khăn, chỉ biết chăm lo cho lợi ích của riêng mình mà khơng

quan tâm đến lợi của tập thể, của xã hội. Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng trên, Hồ Chí Minh nhận thấy là do: “Ảnh hưởng của xã hội cũ, của chế độ thực dân, phong kiến cịn lại. Bọn đế quốc, phong kiến tuyên truyền lừa bịp, xúi giục phỉnh phờ làm cho một số người lạc hậu trốn tránh nghĩa vụ, làm trái phép luật, trái đạo đức cơng dân” [51, tr.452-453]. Vì thế mà Người xác định thĩi quen, truyền thống lạc hậu, chủ nghĩa cá nhân cũng là những kẻ địch to và nguy hiểm khơng kém so với chủ nghĩa tư bản và bọn đế quốc. Bởi vì nĩ làm cho mọi người thối bộ, nĩ ngăn trở TN một lịng một dạ đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng. Từ nhận thức đĩ mà Người cho rằng thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, thắng lợi của cơng cuộc xây dựng CNXH khơng thể tách rời với cuộc đấu tranh nhằm loại bỏ “những cái xấu xa do chế độ cũ để lại trong xã hội và trong mỗi con người” [56, tr.558].

Quyết tâm giành lại TN từ tay bọn thực dân đế quốc, Hồ Chí Minh ra sức thức tỉnh TN. Thơng qua giáo dục đạo đức cách mạng và định hướng lối sống, Người giúp TN nhận rõ tương lai của họ gắn chặt tương lai của dân tộc “Dân tộc bị nơ lệ thì TN cũng bị nơ lệ. Dân tộc được giải phĩng, TN mới được tự do” [51, tr.398], và TN “Muốn tiền đồ mình vẻ vang, nhất định vẻ vang, thì phải làm cho tiền đồ của Tổ quốc, của dân tộc vẻ vang, phải gắn tiền đồ của mình với tiền đồ dân tộc, tiền đồ giai cấp, khơng thể tách riêng được” [52, tr.381]. Người cịn dạy TN sống là phải cĩ lý tưởng cao đẹp và phải phấn đấu đến cùng cho lý tưởng đĩ. Lý tưởng của TN và cũng chính là lý tưởng mà suốt cuộc đời Người theo đuổi là “Làm cách mạng phấn đấu cho Tổ quốc hồn tồn độc lập, làm cho CNXH và chủ nghĩa cộng sản thắng lợi hồn tồn trên Tổ quốc ta và trên thế giới” [56, tr.93].

Tĩm lại, giáo dục đạo đức, lối sống cho TN chính là để giúp họ trở thành những cơng dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người chủ xứng đáng của nước nhà và là người cách mạng chân chính. Đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng; là cơng việc gốc của Đảng và Chính phủ, của Đồn TN, của gia đình, nhà trường và tồn xã hội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên và vận dụng vào việc giáo dục sinh viên các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay potx (Trang 31 - 33)